PDA

View Full Version : Hai đồng tiền thách thức đồng USD


vihaco
03-07-2012, 02:21 PM
Sau nhiều tháng thế giới chìm trong khủng hoảng và trước tình cảnh đồng USD bị suy yếu kéo dài, nhiều nước đã và đang có kế hoạch liên minh cho ra một đồng tiền chung nhằm thoát khủng hoảng và bớt phụ thuộc vào đồng USD.

Khai mào cho vấn đề này là 9 nước Mỹ Latinh vừa tuyên bố sẽ giao dịch thương mại nội khối bằng đồng tiền mới có tên gọi "sucre" kể từ đầu năm 2010. 9 nước trên gồm Vênêxuêla, Cuba, Nicaragoa, Ônđurat, Êcuađo, Bôlivia, Xan Vinxen-Grênađin, Ăngtigoa-Bácbuđa và Đôminica trong "Liên minh Bôliva cho châu Mỹ" (ALBA). Tuyên bố vừa được đưa ra tại lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh ALBA lần thứ 8 (ngày 14-12) tại thủ đô Havana của Cuba. Đồng sucre sẽ được sử dụng trong thanh toán điện tử và mỗi nước thành viên có thể rút ra lượng tiền tương ứng với nước họ. Hiện việc in ấn hoặc đúc tiền đồng sucre chưa được thực hiện nhưng đơn vị tiền tệ ảo này sẽ được sử dụng để quản lý nợ giữa 9 thành viên của khối.

Đồng sucre là tên của loại tiền Êcuađo sử dụng cho đến năm 2000 và sau đó được thay thế bởi đồng USD. Mục đích của việc dùng đồng tiền mới này nhằm thay thế đồng USD trong giao dịch thương mại bên ngoài tại Mỹ La tinh với khu vực và khu vực Caribê trong quá trình hội nhập khu vực chung; đồng thời giúp các nước trong khu vực giải quyết các vấn đề tài chính do cuộc khủng hoảng toàn cầu gây ra. ALBA kỳ vọng sẽ biến sucre thành đồng tiền có vị thế và được sử dụng rộng rãi như đồng ơrô của Liên minh châu Âu.

Cơn bão tài chính Mỹ như một bệnh đã dịch lan sang các hệ thống tiền tệ toàn cầu. Trong đó, thị trường tiền tệ Mỹ Latinh là khu vực bị ảnh hưởng mạnh nhất. Hậu quả từ khủng hoảng tiền tệ được dự báo là khôn lường, thậm chí còn ảnh hưởng đến cục diện chính trị tại một số quốc gia và cú đảo chính tại Ônđurát vừa qua là một ví dụ. Ngoài ra, tình trạng sụt giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như kiều hối đang khiến cuộc chiến thoát nghèo ở khu vực này càng thêm khó khăn. Vì vậy, đồng tiền chung sucre ra đời được xem như một hỗ trợ mới thúc đẩy kinh tế và thương mại trong khu vực; đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp bước các nước Mỹ Latinh đã bước đầu đưa đồng tiền chung vào lưu thông, tại Hội nghị cấp cao lần thứ 30 của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC - diễn ra trong hai ngày 14 và 15-12) tại thành phố Côoét, các lãnh đạo GCC cũng vừa quyết định thành lập một hội đồng tiền tệ vào năm 2010 và đề nghị ban lãnh đạo hội đồng này tiến hành mọi biện pháp cần thiết để cho ra đời đồng tiền chung trong khu vực vùng Vịnh. Mặc dù GCC chưa ấn định hạn chót đưa vào lưu thông đồng tiền chung nhưng Ngoại trưởng Côoét Sếch Môhamét cho biết mục đích cuối cùng của GCC là tạo ra một thị trường chung ở vùng Vịnh có khả năng chống lại hiệu quả các chấn động kinh tế từ bên ngoài.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Côoét, ông Muxtapha An Samali thông báo Hiệp ước liên minh tiền tệ vùng Vịnh bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15-12, đưa khu vực này tiến gần hơn tới việc phát hành một đồng tiền chung... Đến thời điểm hiện tại, Arập Xêút, Côoét, Baranh và Cata đã ký và phê chuẩn hiệp ước trên, trong khi hai nước thành viên khác là Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Ôman không tham gia hiệp ước.

Sự kiện các nước liên tiếp cho ra đời đồng tiền chung từ đồng ơrô đến đồng sucre và nay là đồng tiền mới của vùng Vịnh đang manh nha cho thấy vị thế "độc tôn" của đồng USD đang ngày càng vấp phải những thách thức lớn tương lai gần.