PDA

View Full Version : Bài toán tỷ giá !


recruitvn
03-07-2012, 02:32 PM
Khi kinh tế thế giới suy giảm và các nước giảm nhập khẩu, không thể dùng việc hạ giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu như thông thường được


Gần đây một số tổ chức trong, ngoài nước cho rằng, phá giá VND so với USD là chính sách Việt Nam có thể áp dụng để điều hành kinh tế năm 2009.

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc ngân hàng Nhà nước, chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam trao đổi về vấn đề này
Lời khuyên đó, tôi cho là đúng với kinh nghiệm trong quá khứ, cũng như trong hiện tại. Với Việt Nam, giải pháp đó khả thi, là cứu cánh hiện nay. Nhưng xử lý tỷ giá cần căn cứ vào ba đặc điểm chính của chúng ta.

Một là, muốn thúc đẩy xuất khẩu, phải hạ giá VND xuống. Tuy nhiên, khi kinh tế thế giới suy giảm và các nước giảm nhập khẩu hàng của ta, đây là vấn đề không thể dùng tỷ giá để kích thích xuất khẩu như thông thường được.
Thứ hai, khi xử lý tỷ giá cần chú ý đến nhập siêu vốn đang ở mức cao, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và thương mại. Nhưng cũng có yếu tố là giá cả thế giới đang giảm, chúng ta phải xác định tỷ giá để lợi dụng nhập một số hàng thiết yếu phục vụ sản xuất.

Thứ ba, là khối lượng nợ bằng USD của các DN Việt Nam, hiện nay là gần 20 tỉ USD, là tương đối cao. Các DN sẽ phải trả cho ngân hàng bằng USD, mà nếu điều chỉnh tỷ giá nghiêng về phá giá VND, sẽ tạo nên gánh nợ mới cho các DN. Hiện nay, việc tạo thêm gánh nặng cho họ như vậy, càng đẩy họ đến khó khăn hơn.
Tóm lại, ba đặc điểm của Việt Nam nói trên cần được cân nhắc kỹ càng để điều chỉnh tỷ giá như thế nào. Theo tôi, phương thức chủ yếu là không có phá giá VND, nhưng phải điều chỉnh linh hoạt, nghĩa là mở rộng biên độ ra để cho khả năng áp dụng, giải quyết của các ngân hàng thương mại và các DN tốt hơn, linh hoạt hơn.
Nhưng cứ mỗi lần mở rộng biên độ, thì VND cũng mất giá kịch trần. Gần đây có ý kiến đề xuất biên độ từ 4 – 10%. Ý kiến của ông?
Cái vòng đó là được, chúng ta có thể xê dịch. Cung cầu là một mặt, nhưng căn cứ vào ba yếu tố trên, mà mình muốn tập trung ở mức nào, thì nên điều chỉnh tỷ giá theo hướng đó. Điều quan trọng là tránh gây sốc cho nền kinh tế, và không thiệt hại cho DN. Đó phải là tư tưởng định hướng cho điều chỉnh tỷ giá trong tình hình hiện nay.
Cuối tuần qua thì tỷ giá ở thị trường tự do khoảng gần 19.000 VND/USD là do yếu tố nào?
Tỷ giá lên cao, hay xuống không phải là cung cầu hoàn toàn, mà do tâm lý của người dân. Vừa qua tỷ giá biến động mạnh chủ yếu do yếu tố tâm lý. Tất nhiên, khi do yếu tố cung cầu, thì không giữ được tỷ giá cố định đâu.
Nguồn thu ngoại tệ năm nay, kể cả đầu tư trực tiếp, gián tiếp, kiều hối,… dự kiến suy giảm mạnh ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá?
Nó sẽ gây áp lực, làm giảm giá VND xuống vì USD khan hiếm. Năm nay xuất khẩu dự kiến giảm, kiều hối giảm, FDI,… tạo nên khan hiếm USD, tạo nên cung cầu chênh lệch. Khi tình hình như vậy, lại tạo nên yếu tố tâm lý, làm người dân đổ xô đi mua USD. Điều hành trong bối cảnh này cần tuyên truyền, hỗ trợ của Nhà nước.
Trong ba năm qua, VND đã mất giá nhiều do lạm phát tăng cao, làm tiền đồng đã mất giá tương đối lớn, nhưng tỷ giá chỉ điều chỉnh đến nay là ±3%. Nó có tương thích với nhau hay không?
Lạm phát cao sẽ thay đổi tỷ giá vì lạm phát làm VND mất giá, như vậy ngoại tệ, mà ở đây USD chúng ta sử dụng chính, sẽ lên giá thôi. Đó là công thức có sẵn rồi.
Nhưng phản ứng chính sách, ví dụ như nới biên độ đã phù hợp hay chưa?
Nhìn chung là phù hợp, nhưng cũng có lúc không kịp thời. Nhiều khi không giải thích rõ, can thiệp không kịp thời, nên diễn biến trên thị trường ngoài ý muốn của người làm chính sách.
Gần đây một quan chức của ngân hàng Nhà nước phát biểu rằng, Việt Nam không phá giá VND trong năm nay. Phát biểu như vậy có cứng nhắc không?
Cần hiểu phá giá là làm cho VND mất giá rất nhanh, chứ còn điều chỉnh tỷ giá linh hoạt thì lại khác. Tôi không điều chỉnh nhanh quá thôi, nhưng tôi phải làm uyển chuyển theo thị trường chứ. Nội dung của linh hoạt là nó không chết cứng, không cố định trong thời gian dài.
Quan sát diễn biến tỷ giá trong thời gian đầu năm nay, ông thấy thế nào?
Nói chung là nó phù hợp với khuynh hướng, nhưng phản ứng chính sách cũng không kịp thời, nên có lúc tạo nên khan hiếm, tin đồn thổi ảnh hưởng xấu. Tỷ giá tương đối ổn định, và có nhích lên là hợp với xu hướng thôi.

Theo Tư Giang
SGTT