vmshotel
04-07-2012, 10:45 AM
Tiếp đà tháo chạy trong hoảng loạn tại Phố Wall, hầu hết các thị trường chứng khoán tại châu Á đều trượt dài trong những phút đầu phiên sáng nay. Mức mất điểm lên tới 3-5%.
Chốt phiên ngày thứ hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 634,76 điểm tương đương gần 5,6% xuống 10.809,85 điểm. S&P 500 thậm chí còn mất tới 6,7%, ghi nhận cú mất điểm mạnh nhất kể từ cuối năm 2008. Nỗi thất vọng bao trùm trên thị trường khi nhà đầu tư lo lắng về khả năng kiểm soát ngân sách của Mỹ và châu Âu cũng như khả năng 2 khu vực này có thể rơi vào suy thoái kép.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/d4/49/chu ng-khoan-0.jpg
Nỗi lo suy thoái kép bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu. Ảnh: AFP
Từ Phố Wall, không khí hoảng loạn lan sang các thị trường chứng khoán châu Âu. FTSE 100 của Anh mất đến 178 điểm, tương đương 3,4%. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 27 năm tồn tại, chỉ số này mất trên 100 điểm trong 4 phiên giao dịch liên tiếp. Tại Đức và Pháp, mức sụt giảm của các chỉ số Dax và Cac cũng lần lượt đạt 5% và 4,7%.
Các thị trường chứng khoán châu Á cũng chịu chung số phận trong những phút đầu phiên sáng nay. Nikkei 225 của Nhật nhanh chóng để mất 3,7%. Các chỉ số ASX của Australia và Kospi của Hàn Quốc cũng lần lượt mất 3,8% và 5%.
“Thị trường hiện ở trạng thái không kiểm soát. Chỉ có duy nhất một nỗi sợ, những yếu tố khác chẳng có nghĩa lý gì ở thời điểm này”, Peter Esho - trưởng bộ phận nghiên cứu của City Index nhận định với hãng tin BBC.
Theo phân tích của chuyên gia này, cơn hoảng loạn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ và châu Âu khiến giới đầu tư lo ngại về lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp. Giữa bối cảnh đó, việc Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng được xem là giọt nước làm tràn ly, khiến bối cảnh kinh tế toàn cầu càng trở nên u ám.
“Chính tình hình kinh tế ảm đạm là nguyên nhân gây thất vọng đối với thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng rất quan ngại về việc Mỹ và châu Âu sẽ loay hoay ra sao với núi nợ của mình”, Kathleen Gaffney, chuyên gia của Loomis Sayles nhận định.
Về phần mình, giới chức 2 bên bờ Đại Tây Dương cũng đang rất sốt sắng đi tìm giải pháp để cứu vãn thị trường tài chính. Đúng như cam kết, Ngân hàng trung ương châu Âu đã bắt đầu mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha nhằm cứu 2 nền kinh tế này khỏi nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, giới đầu tư dường như vẫn chờ đới vào một giải pháp dài hơi hơn đối với các nước trong khu vực sử dụng đồng euro.
Cùng lúc đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng liên tiếp xuất hiện để trấn an nhà đầu tư. Ông cũng kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm thâm hụt ngân sách nhưng các giải pháp được vị Tổng thống này đưa ra hiện vẫn chưa nhận được sự ủng hộ từ phía Đảng Cộng hòa.
Chốt phiên ngày thứ hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 634,76 điểm tương đương gần 5,6% xuống 10.809,85 điểm. S&P 500 thậm chí còn mất tới 6,7%, ghi nhận cú mất điểm mạnh nhất kể từ cuối năm 2008. Nỗi thất vọng bao trùm trên thị trường khi nhà đầu tư lo lắng về khả năng kiểm soát ngân sách của Mỹ và châu Âu cũng như khả năng 2 khu vực này có thể rơi vào suy thoái kép.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/d4/49/chu ng-khoan-0.jpg
Nỗi lo suy thoái kép bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu. Ảnh: AFP
Từ Phố Wall, không khí hoảng loạn lan sang các thị trường chứng khoán châu Âu. FTSE 100 của Anh mất đến 178 điểm, tương đương 3,4%. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 27 năm tồn tại, chỉ số này mất trên 100 điểm trong 4 phiên giao dịch liên tiếp. Tại Đức và Pháp, mức sụt giảm của các chỉ số Dax và Cac cũng lần lượt đạt 5% và 4,7%.
Các thị trường chứng khoán châu Á cũng chịu chung số phận trong những phút đầu phiên sáng nay. Nikkei 225 của Nhật nhanh chóng để mất 3,7%. Các chỉ số ASX của Australia và Kospi của Hàn Quốc cũng lần lượt mất 3,8% và 5%.
“Thị trường hiện ở trạng thái không kiểm soát. Chỉ có duy nhất một nỗi sợ, những yếu tố khác chẳng có nghĩa lý gì ở thời điểm này”, Peter Esho - trưởng bộ phận nghiên cứu của City Index nhận định với hãng tin BBC.
Theo phân tích của chuyên gia này, cơn hoảng loạn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ và châu Âu khiến giới đầu tư lo ngại về lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp. Giữa bối cảnh đó, việc Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng được xem là giọt nước làm tràn ly, khiến bối cảnh kinh tế toàn cầu càng trở nên u ám.
“Chính tình hình kinh tế ảm đạm là nguyên nhân gây thất vọng đối với thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng rất quan ngại về việc Mỹ và châu Âu sẽ loay hoay ra sao với núi nợ của mình”, Kathleen Gaffney, chuyên gia của Loomis Sayles nhận định.
Về phần mình, giới chức 2 bên bờ Đại Tây Dương cũng đang rất sốt sắng đi tìm giải pháp để cứu vãn thị trường tài chính. Đúng như cam kết, Ngân hàng trung ương châu Âu đã bắt đầu mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha nhằm cứu 2 nền kinh tế này khỏi nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, giới đầu tư dường như vẫn chờ đới vào một giải pháp dài hơi hơn đối với các nước trong khu vực sử dụng đồng euro.
Cùng lúc đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng liên tiếp xuất hiện để trấn an nhà đầu tư. Ông cũng kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm thâm hụt ngân sách nhưng các giải pháp được vị Tổng thống này đưa ra hiện vẫn chưa nhận được sự ủng hộ từ phía Đảng Cộng hòa.