PDA

View Full Version : Chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất trong 1 tháng


dotoantrung
04-07-2012, 10:46 AM
Cả 3 chỉ số chính của phố Wall đều tăng mạnh sau khi IMF nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu và lo ngại về Tây Ban Nha phần nào được xoa dịu sau phiên đấu giá hối phiếu thành công ngoài mong đợi.

Một loạt các doanh nghiệp lớn của Mỹ đã công bố lợi nhuận vượt dự báo cùng góp phần vào đà tăng của thị trường.

Kết thúc ngày giao dịch 17/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 194,13 điểm, tương đương 1,5% sau khi đã giảm 1,3% trong 2 ngày trước, lên 13.115,54 điểm.

S&P500 đóng cửa tại 1.390,78 điểm sau khi tăng 21,21 điểm, tương đương 1,55%.

Có mức tăng mạnh nhất ba sàn, Nasdaq đã tăng 1,82%, hay 54,42 điểm, chốt phiên tại 3.042,82 điểm.

Đây là các mức tăng mạnh nhất của cả 3 chỉ số trong vòng 1 tháng qua.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong bối cảnh Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF công bố nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3,3% lên 3,5%.
Phiên đấu giá hối phiếu chính phủ Tây Ban Nha đã thành công ngoài mong đợi khi lượng giao dịch thành công đạt mức tối đa, cho thấy nhu cầu đối với hối phiếu của nước này đã tăng mạnh, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư về triển vọng an toàn trong ngắn hạn.

Hàng loạt các thương hiệu lớn công bố tình hình kinh doanh khả quan cũng góp phần nâng thị trường lên. Cả 10 nhóm ngành chính đều đạt mức tăng ổn định.

Tăng mạnh nhất là nhóm ngành công nghệ với 1,98%.
Apple, công ty công nghệ có thị giá lớn nhất đã tăng tới 5,1% trong phiên giao dịch ngày hôm qua, kết thúc 5 ngày mất điểm liên tiếp.

Nhóm ngành tài chính ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng 1,43% sau khi Bank of America tăng 1,5% lên 8,92 USD/cổ phiếu và Citigroup lên 35,08 USD/cổ phiếu, tăng 3,2%.

Cổ phiếu Coca-Cola tăng 2,1% giá trị, lên 73,95 USD/cổ phiếu sau khi CEO hãng này công bố lợi nhuận vượt kì vọng.

Khối lượng giao dịch trong phiên đạt khoảng 6 triệu cổ phiếu, thấp hơn trung bình 3 tháng 11%.

tirtahcm
04-07-2012, 10:46 AM
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 3,5% với triển vọng kinh tế đã được cải thiện nhưng vẫn còn mong manh.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới được công bố hôm nay (17/4), IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm nay và 4,1% trong năm 2013. Mỹ sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,1% trong năm nay và 2,4% trong năm 2013, tăng so với các mức 1,8% và 2,2% được tổ chức này dự báo hồi tháng 1.

Với quan điểm khu vực đồng euro vẫn đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế và những rủi ro vỡ nợ khó có thể định lượng đã dần ổn định từ năm ngoái, IMF dự báo tăng trưởng của khu vực này sẽ sụt giảm 0,3% trong năm 2012. Đây là con số được cải thiện so với mức sụt giảm 0,5% được dự báo trước đó. Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,2% trong khi ở Nhật Bản là 2%.

IMF nhận định các hành động tích cực ở Mỹ trong nửa cuối năm ngoái và các chính sách tốt hơn ở eurozone trong việc đối phó với khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ đã làm giảm nguy cơ suy thoái trên phạm vi toàn cầu. Sự hồi phục yếu ớt sẽ trở lại với các nền kinh tế chủ chốt trong khi các động thái tích cực vẫn được giữ vững ở các nước mới nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, IMF cũng cho rằng sự cải thiện vẫn còn rất mong manh.

Theo IMF, mối lo ngại trước mắt vẫn là khủng hoảng châu Âu leo thang tạo ra rủi ro trên phạm vi rộng lớn hơn. Cùng với đó, sự mất ổn định về địa chính trị cũng có thể khiến giá dầu tăng vọt. Giá dầu tăng 50% đồng nghĩa với sản lượng toàn cầu sụt giảm 1,25%.

Nền kinh tế của các nước phát triển bao gồm Mỹ, khu vực đồng euro, Nhật Bản, Anh và Canasa sẽ tăng trưởng 1,4% trong năm nay và 2% trong năm tới – tăng so với các mức 1,2% và 1,9% mà IMF dự báo hồi tháng 1. Nhóm các nước mới nổi và các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng 5,7% và 6% trong năm nay và năm tới.

Đối với Tây Ban Nha, IMF dự báo tăng trưởng của nước này sẽ suy giảm 1,8% - cao hơn so với mức dự báo 1,6% trước đó. Ngày hôm qua (16/4), thủ tướng Mariano Rajoy cho biết nước này cần phải giảm thâm hụt ngân sách để có thể tìm kiếm được các nguồn vốn tài trợ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi ông Rajoy nhậm chức cách đây 4 tháng.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Italia sẽ sụt giảm 1,9%, con số này đã được cải thiện so với mức dự báo 2,1% được đưa ra trước đây.

Theo IMF, những hậu quả tiềm ẩn khi một nước thành viên eurozone lâm vào tình trạng vỡ nợ hỗ loạn và phải ra khỏi khu vực này là không thể dự đoán trước. nếu kịch bản này xảy ra, rất có thể các thành viên còn lại cũng phải chịu áp lực nặng nề từ những rủi ro tương tự. thị trường tài chính sẽ bị chao đảo và người gửi tiền tháo chạy khỏi hệ thống ngân hàng.

Về giá tiêu dùng, IMF dự báo ở các nước phát triển giá tăng lần lượt 1,9% và 1,7% trong năm nay và năm 2013, cao hơn so với dự đoán được đưa ra trước đó. Tỷ lệ lạm phát ở các nước mới nổi và đang phát triển là 6,2% trong năm nay và 5,6% trong năm 2013.