khanhhung
04-07-2012, 10:58 AM
Nhận định thị trường 09/02/2009
Tiếp nối đà tăng nhẹ phiên cuối tuần trước, cũng như hưởng ứng các diễn biến tích cực của chứng khoán toàn cầu, thị trường Việt Nam mở đầu tuần giao dịch mới khá suôn sẻ.
Khác hẳn với phần lớn các ngày giao dịch thời gian gần đây, phiên hôm nay thị trường đã được đổi chiều. Ngay từ khi mở cửa, lệnh bán xuất hiện dè dặt, trong khi đó, sự hăng hái ngày càng tăng ở phía bên kia giao dịch. Phản ứng của của bên bán chỉ đến khi đợt giao dịch đầu tiên còn gần 10 phút. Các lệnh bán đã được bổ sung nhanh chóng, khởi đầu từ hai cổ phiếu ngành tài chính là SSI và STB. Đà tăng giá nhiều cổ phiếu giảm dần sau đó, tuy vậy thị trường vẫn duy trì được màu xanh với hàng trăm chứng khoán lên giá. Có thêm 3.92 điểm (1.39%), với 894,170 đơn vị được mua bán, VN-Index có lần tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm mới âm lịch.
Bước sang thời gian khớp lệnh liên tục, giằng co ở xung quanh mốc 285 điểm, thị trường vẫn duy trì được mức tăng điểm khá nhưng giao dịch tương đối trầm lắng. Đến giữa đợt, ngoại trừ HPG, REE, SSI và STB có trên 100.000 đơn vị được mua bán, ở phần còn lại không có mã nào đạt đến con số trên.
Tại thời điểm này, bước ngoặt của ngày giao dịch đã xuất hiện. Quan sát trên bảng giá điện tử cho thấy, khi mức giá bán 16,500 của STB được “dọn sạch” cũng là lúc thị trường có những chuyển biến đáng chú ý. Các cố phiếu có sự tăng điểm nhiều và mạnh hơn, các lệnh mua bán khớp lệnh xuất hiện với tốc độ nhanh hơn, tuy nhiên khối lượng khớp vẫn còn ở mức thấp. Trong top 20, HAG và HPG, SJS là ba mã tiếp theo đạt mức tăng điểm hết biên độ, trước đó, HT1 là cổ phiếu duy nhất duy trì được mức tăng kịch trần khi bước sang đợt hai. Kể từ sau Tết Nguyên Đán, lần đầu tiên thị trường đạt số điểm tăng tuyệt đối lớn hơn 4.
Không dừng lại ở đó, khi đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút mới là lúc thị trường đạt mức điểm cao nhất trong ngày. Có thêm 2.28 điểm nữa so với đợt một, VN-Index tăng tổng cộng 6.2 điểm tương đương 2.2% và đạt khối lượng giao dịch trên 4.7 triệu đơn vị. Ngoài ra, thị trường cũng có đợt giao dịch với số chứng khoán tăng điểm nhiều nhất và giảm điểm ít nhất (lần lượt đạt 115 và 22) sau hơn 1 tháng.
http://www.vietstock.com.vn/tianyon/ImageView.aspx ?ThumbnailID=1400
Trong 15 phút giao dịch cuối ngày, lệnh mua tiếp tục chiếm thế thượng phong trên thị trường. Màu xanh áp đảo và người nắm giữ cổ phiếu cũng hạn chế lượng bán ra (ở các mức giá thấp) nên khối lượng khớp của đợt ba là không đáng kể. Tuy không duy trì được mức tăng điểm như đợt trước, nhưng với 5.94 điểm tăng thêm, VN-Index cũng đã cho thấy một diễn biến tích cực hơn trong giai đoạn niềm tin vào chứng khoán đang ở mức thấp.
Trong bối cảnh tăng điểm của thị trường, ở diễn biến ngược lại, nhiều cổ phiếu ứng ngoài xu thế đó, thậm chí có nhiều mã đã thể hiện một bộ mặt rất đáng thất vọng. Trong số 26 mã chứng khoán giảm giá ngày hôm nay, có đến 8 cổ phiếu giảm kịch sàn, chiếm tỷ lệ gần1/3. Đáng chú ý, ANV có phiên giảm hết biên độ thứ tư liên tiếp. nhà đầu tư nắm giữ hai cổ phiếu thuộc tập đoàn Kinh Đô là NKD và TRI cũng có nỗi buồn tương tự (lần lượt có phiên giảm kịch sàn thứ tư và thứ năm liên tiếp). Tuy nhiên, gây thất vọng hơn cả là cổ phiếu CAD của công ty cổ phần Cadovimex. Sau 21 phiên giao dịch kể từ đầu năm 2009 đến nay, cổ phiếu thủy sản này đã có 19 phiên liên tiếp giảm kịch sàn. Một kỷ lục buồn trong năm mới trên TTCK Việt Nam.
Tại Hà Nội, Hastc khởi đầu bằng con số điểm tăng và duy trì nó cho đến khi thị trường đóng cửa. Tất cả các mã trong nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất sàn đều tăng điểm chính là nền tảng vững chắc cho diễn biến trên.
http://www.vietstock.com.vn/tianyon/ImageView.aspx ?ThumbnailID=1402
Gây chú ý nhất là VSP của Shinpetrol, cổ phiếu này luôn ở trạng thái tăng hết biên độ và trên 100 nghìn cố phần dư mua giá trần. Với hơn nửa triệu đơn vị được khớp lệnh, ACB tiếp tục là cổ phiếu dẫn đầu về khối lượng giao dịch của toàn thị trường, xếp ngay sau là KLS của Chứng khoán Kim Long và KBC của Phát triển Đô thị Kinh Bắc với lần lượt 394,900 và 281,800 cổ phần được mua bán.
Diễn biến tăng điểm của phiên hôm nay, có lẽ bắt nguồn từ quyết định “không bán giá thấp” của nhà đầu tư nhiều hơn là khả năng chủ động của bên muốn mua cố phiếu. Tuy vậy, việc cam kết thực thi đầy đủ và công bằng hoạt động hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng cũng phần nào đem lại hy vọng cho các doanh nghiệp từ đó tác động tốt đến thị trường. Hơn nữa, khi phần lớn nhà đầu tư mong đợi có sự đảo chiều ở một mốc cụ thể nào đó, thì thông thường, động thái đón đầu có thể sẽ đến sớm hơn một vài phiên.
Trần Văn Nhiên
Vietstock
Tiếp nối đà tăng nhẹ phiên cuối tuần trước, cũng như hưởng ứng các diễn biến tích cực của chứng khoán toàn cầu, thị trường Việt Nam mở đầu tuần giao dịch mới khá suôn sẻ.
Khác hẳn với phần lớn các ngày giao dịch thời gian gần đây, phiên hôm nay thị trường đã được đổi chiều. Ngay từ khi mở cửa, lệnh bán xuất hiện dè dặt, trong khi đó, sự hăng hái ngày càng tăng ở phía bên kia giao dịch. Phản ứng của của bên bán chỉ đến khi đợt giao dịch đầu tiên còn gần 10 phút. Các lệnh bán đã được bổ sung nhanh chóng, khởi đầu từ hai cổ phiếu ngành tài chính là SSI và STB. Đà tăng giá nhiều cổ phiếu giảm dần sau đó, tuy vậy thị trường vẫn duy trì được màu xanh với hàng trăm chứng khoán lên giá. Có thêm 3.92 điểm (1.39%), với 894,170 đơn vị được mua bán, VN-Index có lần tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm mới âm lịch.
Bước sang thời gian khớp lệnh liên tục, giằng co ở xung quanh mốc 285 điểm, thị trường vẫn duy trì được mức tăng điểm khá nhưng giao dịch tương đối trầm lắng. Đến giữa đợt, ngoại trừ HPG, REE, SSI và STB có trên 100.000 đơn vị được mua bán, ở phần còn lại không có mã nào đạt đến con số trên.
Tại thời điểm này, bước ngoặt của ngày giao dịch đã xuất hiện. Quan sát trên bảng giá điện tử cho thấy, khi mức giá bán 16,500 của STB được “dọn sạch” cũng là lúc thị trường có những chuyển biến đáng chú ý. Các cố phiếu có sự tăng điểm nhiều và mạnh hơn, các lệnh mua bán khớp lệnh xuất hiện với tốc độ nhanh hơn, tuy nhiên khối lượng khớp vẫn còn ở mức thấp. Trong top 20, HAG và HPG, SJS là ba mã tiếp theo đạt mức tăng điểm hết biên độ, trước đó, HT1 là cổ phiếu duy nhất duy trì được mức tăng kịch trần khi bước sang đợt hai. Kể từ sau Tết Nguyên Đán, lần đầu tiên thị trường đạt số điểm tăng tuyệt đối lớn hơn 4.
Không dừng lại ở đó, khi đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút mới là lúc thị trường đạt mức điểm cao nhất trong ngày. Có thêm 2.28 điểm nữa so với đợt một, VN-Index tăng tổng cộng 6.2 điểm tương đương 2.2% và đạt khối lượng giao dịch trên 4.7 triệu đơn vị. Ngoài ra, thị trường cũng có đợt giao dịch với số chứng khoán tăng điểm nhiều nhất và giảm điểm ít nhất (lần lượt đạt 115 và 22) sau hơn 1 tháng.
http://www.vietstock.com.vn/tianyon/ImageView.aspx ?ThumbnailID=1400
Trong 15 phút giao dịch cuối ngày, lệnh mua tiếp tục chiếm thế thượng phong trên thị trường. Màu xanh áp đảo và người nắm giữ cổ phiếu cũng hạn chế lượng bán ra (ở các mức giá thấp) nên khối lượng khớp của đợt ba là không đáng kể. Tuy không duy trì được mức tăng điểm như đợt trước, nhưng với 5.94 điểm tăng thêm, VN-Index cũng đã cho thấy một diễn biến tích cực hơn trong giai đoạn niềm tin vào chứng khoán đang ở mức thấp.
Trong bối cảnh tăng điểm của thị trường, ở diễn biến ngược lại, nhiều cổ phiếu ứng ngoài xu thế đó, thậm chí có nhiều mã đã thể hiện một bộ mặt rất đáng thất vọng. Trong số 26 mã chứng khoán giảm giá ngày hôm nay, có đến 8 cổ phiếu giảm kịch sàn, chiếm tỷ lệ gần1/3. Đáng chú ý, ANV có phiên giảm hết biên độ thứ tư liên tiếp. nhà đầu tư nắm giữ hai cổ phiếu thuộc tập đoàn Kinh Đô là NKD và TRI cũng có nỗi buồn tương tự (lần lượt có phiên giảm kịch sàn thứ tư và thứ năm liên tiếp). Tuy nhiên, gây thất vọng hơn cả là cổ phiếu CAD của công ty cổ phần Cadovimex. Sau 21 phiên giao dịch kể từ đầu năm 2009 đến nay, cổ phiếu thủy sản này đã có 19 phiên liên tiếp giảm kịch sàn. Một kỷ lục buồn trong năm mới trên TTCK Việt Nam.
Tại Hà Nội, Hastc khởi đầu bằng con số điểm tăng và duy trì nó cho đến khi thị trường đóng cửa. Tất cả các mã trong nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất sàn đều tăng điểm chính là nền tảng vững chắc cho diễn biến trên.
http://www.vietstock.com.vn/tianyon/ImageView.aspx ?ThumbnailID=1402
Gây chú ý nhất là VSP của Shinpetrol, cổ phiếu này luôn ở trạng thái tăng hết biên độ và trên 100 nghìn cố phần dư mua giá trần. Với hơn nửa triệu đơn vị được khớp lệnh, ACB tiếp tục là cổ phiếu dẫn đầu về khối lượng giao dịch của toàn thị trường, xếp ngay sau là KLS của Chứng khoán Kim Long và KBC của Phát triển Đô thị Kinh Bắc với lần lượt 394,900 và 281,800 cổ phần được mua bán.
Diễn biến tăng điểm của phiên hôm nay, có lẽ bắt nguồn từ quyết định “không bán giá thấp” của nhà đầu tư nhiều hơn là khả năng chủ động của bên muốn mua cố phiếu. Tuy vậy, việc cam kết thực thi đầy đủ và công bằng hoạt động hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng cũng phần nào đem lại hy vọng cho các doanh nghiệp từ đó tác động tốt đến thị trường. Hơn nữa, khi phần lớn nhà đầu tư mong đợi có sự đảo chiều ở một mốc cụ thể nào đó, thì thông thường, động thái đón đầu có thể sẽ đến sớm hơn một vài phiên.
Trần Văn Nhiên
Vietstock