thom-ykk
04-07-2012, 11:02 AM
Việc ngay cả một cổ phiếu "gạo cội" nhất trên TTCK Việt Nam như REE cũng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ, lo lắng.
Gần đây, do mối tương quan giữa thị trường chứng khoán trong nước với thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ, đang tăng nên thị trường Việt Nam đã có nhiều phiên giảm điểm mỗi khi chứng khoán Mỹ lao dốc.
Tuy nhiên, ngay cả khi chứng khoán Mỹ có được những phiên tăng điểm trở lại thì thị trường Việt Nam vẫn giảm như thường.Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đang chịu nhiều sức ép hơn bao giờ hết.
Khi cổ phiếu "gạo cội" cũng vào số đen
Sức ép mới nhất đang gây lo ngại lớn tới thị trường phải kể đến thông tin chấn động vừa xuất hiện vài phiên gần đây, tác động không nhỏ đến tâm lý giới đầu tư lúc này, đó là việc HOSE đưa thêm cổ phiếu REE, BHS, VHG, VTA vào diện kiểm soát từ 9/2 do kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 của các công ty này phát sinh âm.
Trong số bị vào diện kiểm soát lần này, đáng chú ý và tác động tiêu cực mạnh nhất tới thị trường là trường hợp của CTCP Cơ điện lạnh (REE). Theo báo cáo tài chính, quý IV/2008 REE lỗ gần 152,4 tỷ đồng trên vốn điều lệ là hơn 804 tỷ đồng.
Rõ ràng, việc cả một cổ phiếu "gạo cội" nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trải qua bao thăng trầm sóng gió cùng thị trường từ những ngày đầu tiên, nay cũng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ, lo lắng.
Đây không còn là câu chuyện của riêng REE nữa.
Khác với trường hợp BBT hay TRI, vấn đề REE là vấn đề của thị trường, là minh chứng rõ nét cho sự khó khăn đối với các doanh nghiệp niêm yết. Chưa hết, theo thông tin từ những người trong cuộc thì số lượng các cổ phiếu bị kiểm soát có thể còn tiếp tục tăng.
Ám ảnh tin quỹ nước ngoài có thể bán ra nhiều blue-chips
Cùng với cú sốc kể trên, thị trường vẫn ám ảnh bởi thông tin về các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài có khả năng phải thanh lý danh mục đầu tư tại thị trường Việt Nam trước sức ép của cổ đông.
Giới đầu tư mấy hôm nay đang bàn tán xôn xao về các nguồn tin về việc Quỹ đầu tư Indochina Capital tại Việt Nam có thể sẽ phải bán bớt một phần trong số nhiều blue-chips đang nắm giữ, như cổ phần Bảo Việt, Vietcombank, cao su Phước Hòa, Mai Linh, FPT, VNM, DHG, DPM, SSI, HPG, PVD, DQC, VHG, ANV, HAP, TAC...
Chưa biết Quỹ đầu tư Indochina Capital có thực sự phải bán tháo hay không, bán bao nhiêu và bao giờ bắt đầu bán. Song chỉ tin đó cũng đang làm dấy lên nỗi lo nguồn cung ra thị trường tăng mạnh trong bối cảnh sức cầu từ đầu năm 2009 tới nay rất thấp với lượng giao dịch qua từng phiên chỉ dao động trên dưới 5 triệu đơn vị.
Nguyên nhân chính: lỗ lớn
Các yếu tố bất lợi đó cùng với nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư ngồi im là việc lần lượt trong báo cáo tài chính quý IV/2008 của các DN niêm yết con số lỗ ngày càng dài hơn.
Nhiều trường hợp lỗ khá đáng ngại như Công ty CP Nhựa Tân Đại Hưng (Mã CK: TPC) quý IV lỗ 62 tỷ đồng, năm 2008 lỗ 51,01 tỷ đồng; CTCP Đường Biên Hòa (mã chứng khoán: BHS) quý IV lỗ tiếp 24,8 tỷ, năm 2008 lỗ 43 tỷ, EPS âm 2.414 đồng; Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (Mã CK: TYA ) quý IV lỗ 176,5 tỷ, năm 2008 lỗ 110,33 tỷ; Nước giải khát Sài Gòn - TRIBECO (Mã CK: TRI) năm 2008 lỗ 143,7 tỷ đồng…
Đặc biệt, có những công ty lớn lỗ những khoản khổng lồ gây sốc như trường hợp CTCP Nhiệt điện Phả Lại (Mã CK: PPC) quý IV lỗ 1.001 tỷ, năm 2008 lỗ 207,7 tỷ đồng do biến động tỷ giá.
Có hai công ty chứng khoán là CP Chứng khoán Bảo Việt (Mã CK: BVS) quý IV lỗ 155 tỷ, năm 2008 lỗ 452,86 tỷ do dự phòng và lương tăng; Chứng khoán Kim Long (mã chứng khoán: KLS) quý IV lỗ 351,2 tỷ, cả năm 2008 lỗ 347,44 tỷ…
Một số công ty khác dù cả năm tính ra vẫn lãi nhưng quý cuối cùng của năm 2008 đã bắt đầu phải báo cáo lỗ khá nặng. Đó là trường hợp của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (mã chứng khoán DPM) quý IV lỗ 86,7 tỷ; CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) quý IV lỗ 232 tỷ; TCT Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin (Mã CK: VSP) quý IV lỗ 58 tỷ …
Chính vì vậy, mà thị trường vẫn giảm điểm bất chấp trước phiên giao dịch, một số thông tin hỗ trợ thị trường được công bố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN, như việc ngân hàng sẵn sàng cho kế hoạch hỗ trợ lãi suất , giá dầu diezen giảm 500 đồng/lít, tiêu thụ thép, xi măng tăng mạnh, hay việc giãn thuế thu nhập DN cho một số ngành hàng đã được thông qua.
Vietnamnet
Gần đây, do mối tương quan giữa thị trường chứng khoán trong nước với thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ, đang tăng nên thị trường Việt Nam đã có nhiều phiên giảm điểm mỗi khi chứng khoán Mỹ lao dốc.
Tuy nhiên, ngay cả khi chứng khoán Mỹ có được những phiên tăng điểm trở lại thì thị trường Việt Nam vẫn giảm như thường.Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đang chịu nhiều sức ép hơn bao giờ hết.
Khi cổ phiếu "gạo cội" cũng vào số đen
Sức ép mới nhất đang gây lo ngại lớn tới thị trường phải kể đến thông tin chấn động vừa xuất hiện vài phiên gần đây, tác động không nhỏ đến tâm lý giới đầu tư lúc này, đó là việc HOSE đưa thêm cổ phiếu REE, BHS, VHG, VTA vào diện kiểm soát từ 9/2 do kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 của các công ty này phát sinh âm.
Trong số bị vào diện kiểm soát lần này, đáng chú ý và tác động tiêu cực mạnh nhất tới thị trường là trường hợp của CTCP Cơ điện lạnh (REE). Theo báo cáo tài chính, quý IV/2008 REE lỗ gần 152,4 tỷ đồng trên vốn điều lệ là hơn 804 tỷ đồng.
Rõ ràng, việc cả một cổ phiếu "gạo cội" nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trải qua bao thăng trầm sóng gió cùng thị trường từ những ngày đầu tiên, nay cũng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ, lo lắng.
Đây không còn là câu chuyện của riêng REE nữa.
Khác với trường hợp BBT hay TRI, vấn đề REE là vấn đề của thị trường, là minh chứng rõ nét cho sự khó khăn đối với các doanh nghiệp niêm yết. Chưa hết, theo thông tin từ những người trong cuộc thì số lượng các cổ phiếu bị kiểm soát có thể còn tiếp tục tăng.
Ám ảnh tin quỹ nước ngoài có thể bán ra nhiều blue-chips
Cùng với cú sốc kể trên, thị trường vẫn ám ảnh bởi thông tin về các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài có khả năng phải thanh lý danh mục đầu tư tại thị trường Việt Nam trước sức ép của cổ đông.
Giới đầu tư mấy hôm nay đang bàn tán xôn xao về các nguồn tin về việc Quỹ đầu tư Indochina Capital tại Việt Nam có thể sẽ phải bán bớt một phần trong số nhiều blue-chips đang nắm giữ, như cổ phần Bảo Việt, Vietcombank, cao su Phước Hòa, Mai Linh, FPT, VNM, DHG, DPM, SSI, HPG, PVD, DQC, VHG, ANV, HAP, TAC...
Chưa biết Quỹ đầu tư Indochina Capital có thực sự phải bán tháo hay không, bán bao nhiêu và bao giờ bắt đầu bán. Song chỉ tin đó cũng đang làm dấy lên nỗi lo nguồn cung ra thị trường tăng mạnh trong bối cảnh sức cầu từ đầu năm 2009 tới nay rất thấp với lượng giao dịch qua từng phiên chỉ dao động trên dưới 5 triệu đơn vị.
Nguyên nhân chính: lỗ lớn
Các yếu tố bất lợi đó cùng với nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư ngồi im là việc lần lượt trong báo cáo tài chính quý IV/2008 của các DN niêm yết con số lỗ ngày càng dài hơn.
Nhiều trường hợp lỗ khá đáng ngại như Công ty CP Nhựa Tân Đại Hưng (Mã CK: TPC) quý IV lỗ 62 tỷ đồng, năm 2008 lỗ 51,01 tỷ đồng; CTCP Đường Biên Hòa (mã chứng khoán: BHS) quý IV lỗ tiếp 24,8 tỷ, năm 2008 lỗ 43 tỷ, EPS âm 2.414 đồng; Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (Mã CK: TYA ) quý IV lỗ 176,5 tỷ, năm 2008 lỗ 110,33 tỷ; Nước giải khát Sài Gòn - TRIBECO (Mã CK: TRI) năm 2008 lỗ 143,7 tỷ đồng…
Đặc biệt, có những công ty lớn lỗ những khoản khổng lồ gây sốc như trường hợp CTCP Nhiệt điện Phả Lại (Mã CK: PPC) quý IV lỗ 1.001 tỷ, năm 2008 lỗ 207,7 tỷ đồng do biến động tỷ giá.
Có hai công ty chứng khoán là CP Chứng khoán Bảo Việt (Mã CK: BVS) quý IV lỗ 155 tỷ, năm 2008 lỗ 452,86 tỷ do dự phòng và lương tăng; Chứng khoán Kim Long (mã chứng khoán: KLS) quý IV lỗ 351,2 tỷ, cả năm 2008 lỗ 347,44 tỷ…
Một số công ty khác dù cả năm tính ra vẫn lãi nhưng quý cuối cùng của năm 2008 đã bắt đầu phải báo cáo lỗ khá nặng. Đó là trường hợp của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (mã chứng khoán DPM) quý IV lỗ 86,7 tỷ; CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) quý IV lỗ 232 tỷ; TCT Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin (Mã CK: VSP) quý IV lỗ 58 tỷ …
Chính vì vậy, mà thị trường vẫn giảm điểm bất chấp trước phiên giao dịch, một số thông tin hỗ trợ thị trường được công bố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN, như việc ngân hàng sẵn sàng cho kế hoạch hỗ trợ lãi suất , giá dầu diezen giảm 500 đồng/lít, tiêu thụ thép, xi măng tăng mạnh, hay việc giãn thuế thu nhập DN cho một số ngành hàng đã được thông qua.
Vietnamnet