sangothuysi
04-07-2012, 11:04 AM
Đôla mạnh, kinh tế yếu; Wall Street trượt dài
(Vietstock) – Chứng khoán Mỹ trượt dài phiên thứ hai liên tiếp trong ngày Thứ Năm 19/11 cùng với sự xuất hiện trở lại của các mối quan ngại và lo lắng về nền kinh tế. Đồng USD phục hồi nhưng triển vọng của ngành công nghệ vẫn còn rất tối tăm.
Dow 10,332.44 -93.87 (-0.90%)
S&P 500 1,094.90 -14.9 (-1.34%)
Nasdaq 2,156.82 -36.32 (-1.66%)
Nguồn: GoogleFinance
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 93.87 điểm (0.9%) xuống 10,332.44 điểm. Chỉ số S&P 500 rớt 14.90 điểm (1.34%) xuống 1,094.90 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 36.32 điểm (1.66%) đóng cửa tại 2,156.82 điểm.
Như vậy, chỉ số S&P 500 đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong 3 tuần qua trước nỗi lo sợ rằng những khó khăn trên thị trường nhà đất và lao động sẽ còn kéo dài, và do đó giá trị cổ phiếu hiện nay tỏ ra không hợp lý.
Cổ phiếu công nghệ rớt giá mạnh nhất sau khi Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch hạ mức khuyến nghị đối với ngành công nghiệp bán dẫn. Được biết, trước đó một ngày, các công ty phần mềm lớn công bố báo cáo tài chính không mấy khả quan. Hơn nữa, sau giờ giao dịch, Dell còn thông báo kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích.
Một nhân tố khác đè nặng tâm lý thị trường chính là việc đồng USD phục hồi so với các giỏ tiền tệ khác. Giá trái phiếu tăng nhờ nhà đầu tư quay trở lại với các tài sản an toàn. Đồng USD mạnh cũng tác động tới giá dầu và từ đó khiến cổ phiếu của các nhà sản xuất năng lượng rớt giá.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích việc thị trường điều chỉnh là không có gì ngạc nhiên sau khi các chỉ số chính đã chạm mức cao 13 tháng đầu tuần này.
Liên quan đến các thông tin kinh tế, số người nộp đơn nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua không thay đổi nhiều so với tuần trước. Theo đó số đơn nộp trong tuần kết thúc ngày 14/11 là 505,000, gần bằng với mức dự đoán 504,000 của các nhà kinh tế.
Các chỉ báo kinh tế hàng đầu tăng 0.3% trong Tháng 10, thấp hơn mức dự đoán 0.4% và mức tăng 1% trong Tháng 9. Bên cạnh đó, theo khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia hoạt động sản xuất trong khu vực có cải thiện nhẹ.
Lợi tức trái phiếu kho bạc giảm từ 3.36% xuống 3.34%, giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 12 trên sàn NYMEX giảm 2.12 USD/thùng xuống 77.46 USD/thùng.
Đồng USD tăng so với các giỏ tiền tệ khác trừ đồng JPY, chỉ số đồng USD tăng 0.2% lên 75.32 điểm. Giá vàng COMEX giao Tháng 12 tăng 70 cent lên 1,141.90 USD/oz.
Thị trường chứng khoán Châu Âu chìm trong sắc đỏ; chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 1.39%, chỉ số DAX của Đức giảm 1.48%, chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1.77%. Các chỉ số chính của chứng khoán Châu Á tiếp tục phân hóa theo hai xu hướng, Nikkei giảm mạnh trong khi Shanghai và Kospi mang sắc xanh.
Phạm Thị Phước (Theo CNN Money, Reuters)
(Vietstock) – Chứng khoán Mỹ trượt dài phiên thứ hai liên tiếp trong ngày Thứ Năm 19/11 cùng với sự xuất hiện trở lại của các mối quan ngại và lo lắng về nền kinh tế. Đồng USD phục hồi nhưng triển vọng của ngành công nghệ vẫn còn rất tối tăm.
Dow 10,332.44 -93.87 (-0.90%)
S&P 500 1,094.90 -14.9 (-1.34%)
Nasdaq 2,156.82 -36.32 (-1.66%)
Nguồn: GoogleFinance
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 93.87 điểm (0.9%) xuống 10,332.44 điểm. Chỉ số S&P 500 rớt 14.90 điểm (1.34%) xuống 1,094.90 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 36.32 điểm (1.66%) đóng cửa tại 2,156.82 điểm.
Như vậy, chỉ số S&P 500 đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong 3 tuần qua trước nỗi lo sợ rằng những khó khăn trên thị trường nhà đất và lao động sẽ còn kéo dài, và do đó giá trị cổ phiếu hiện nay tỏ ra không hợp lý.
Cổ phiếu công nghệ rớt giá mạnh nhất sau khi Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch hạ mức khuyến nghị đối với ngành công nghiệp bán dẫn. Được biết, trước đó một ngày, các công ty phần mềm lớn công bố báo cáo tài chính không mấy khả quan. Hơn nữa, sau giờ giao dịch, Dell còn thông báo kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích.
Một nhân tố khác đè nặng tâm lý thị trường chính là việc đồng USD phục hồi so với các giỏ tiền tệ khác. Giá trái phiếu tăng nhờ nhà đầu tư quay trở lại với các tài sản an toàn. Đồng USD mạnh cũng tác động tới giá dầu và từ đó khiến cổ phiếu của các nhà sản xuất năng lượng rớt giá.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích việc thị trường điều chỉnh là không có gì ngạc nhiên sau khi các chỉ số chính đã chạm mức cao 13 tháng đầu tuần này.
Liên quan đến các thông tin kinh tế, số người nộp đơn nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua không thay đổi nhiều so với tuần trước. Theo đó số đơn nộp trong tuần kết thúc ngày 14/11 là 505,000, gần bằng với mức dự đoán 504,000 của các nhà kinh tế.
Các chỉ báo kinh tế hàng đầu tăng 0.3% trong Tháng 10, thấp hơn mức dự đoán 0.4% và mức tăng 1% trong Tháng 9. Bên cạnh đó, theo khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia hoạt động sản xuất trong khu vực có cải thiện nhẹ.
Lợi tức trái phiếu kho bạc giảm từ 3.36% xuống 3.34%, giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 12 trên sàn NYMEX giảm 2.12 USD/thùng xuống 77.46 USD/thùng.
Đồng USD tăng so với các giỏ tiền tệ khác trừ đồng JPY, chỉ số đồng USD tăng 0.2% lên 75.32 điểm. Giá vàng COMEX giao Tháng 12 tăng 70 cent lên 1,141.90 USD/oz.
Thị trường chứng khoán Châu Âu chìm trong sắc đỏ; chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 1.39%, chỉ số DAX của Đức giảm 1.48%, chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1.77%. Các chỉ số chính của chứng khoán Châu Á tiếp tục phân hóa theo hai xu hướng, Nikkei giảm mạnh trong khi Shanghai và Kospi mang sắc xanh.
Phạm Thị Phước (Theo CNN Money, Reuters)