PDA

View Full Version : Vàng không có tác dụng trong môi trường giảm phát?


hanamtbxd
06-06-2012, 03:15 PM
Vàng không có tác dụng trong môi trường giảm phát? Thêm 1 lầm tưởng khác về Vàng


Vàng là một phương hướng đầu tư tuyệt vời nhằm chống lại lạm phát. Điều này dường như đã trở thành một sự thật hiển nhiên mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng thuộc nằm lòng.

Tuy nhiên, diễn biến của giá vàng trong thời kỳ giảm phát sâu đã không được quan tâm đúng mức trong các báo cáo phân tích gần đây. Thời kỳ duy nhất mà ta có thể tìm thấy sự tương đồng để so sánh với thời kỳ hiện tại là thời kỳ Đại Suy Thoái những năm 1930. Tuy nhiên, đây lại là thời kỳ Bản vị vàng, nghĩa là thời kỳ giá vàng được ấn định.

Cho đến năm 1934, sản lượng công nghiệp đã giảm 50%, tỉ lệ thất nghiệp tăng 30%. Chính phủ trên khắp thế giới phải cố gắng gia tăng chi tiêu trong dân chúng nhằm chấm dứt tính trạng giá cả đình đốn. Các loại tiền tệ của các quốc gia phương Tây liên tục giảm giá thảm hại. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế của Mỹ những năm 1930 không thể so sánh với tình trạng hiện tại. Thời điểm đó, Mỹ là một trong những quốc gia chủ nợ chính trên thị trường thế giới còn bây giờ, Mỹ đã trở thành một con nợ lớn nhất.

Bằng việc phân tích sự mất giá của đồng tiền sau khi dỡ bỏ chế độ bản vị vàng, chúng ta có thể hiểu được được chiều hướng gia tăng của giá vàng. Đòng bảng Anh đã giảm 52% giá trị trong tháng 9 năm 1931, tiếp theo đó là giá vàng tăng 60% năm 1933 (từ mức 20,67 USD lên 35 USD/ounce).

Năm 1933, khi mức vàng dự trữ đã giảm xuống mức thấp nhất có thể, Tổng thống Roosevelt đã yêu cầu tất cả lượng vàng tư nhân sẽ bị xung công. Việc xuất khẩu vàng sẽ bị đình lại và đồng USD giảm giá thảm hại so với vàng.

Ngược lại, cổ phiếu vàng vẫn không ngừng tăng điểm. Một ví dụ điển hình là tình hình của nhà sản xuất vàng quan trọng nhất trên thị trường, Homestake Mining. Từ năm 1929 đến cuối năm 1935, giá cổ phiếu của công ty đã tăng từ 75 USD lên hơn 500 USD với mức lợi tức tổng là 130 USD. Tuy nhiên, mức tăng điểm lớn nhất chỉ xảy ra sau thời kỳ giảm phát (1929-1932) và đầu thời kỳ lạm phát (1932-1935). Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng một viễn cảnh tương tự trong tương lai. Sự vững chắc của các cổ phiếu vàng trong tình trạng bất ổn trên toàn thị trường chứng khoán là do giá vàng đã được ấn định và vì thế doanh thu của các nhà sản xuất vàng sẽ không đổi trong khi giá cả của tất cả các loại nguyên liệu đều sụt giảm.

Các loại cổ phiếu của các hãng sản xuất vàng khác trên thị trường cũng diễn biến rất tích cực. Cổ phiếu của Dome tăng gần 1 100% từ năm 1929 đến năm 1936, cổ phiếu của Battle mountain tăng gần 1 200%.

Vàng và bạc là hai kim loại đóng vai trò quan trọng trên thị trường tiền tệ và có mức đồng biến khá cao. Vì thế chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào giá bạc-mức giá không hề được ấn định cụ thể- để so sánh. Năm 1931 và 1932, cổ phiếu bạc giảm lần lượt là 42 và 51%, giá bạc giảm 8% năm 1931 và 16% năm 1932. Vì giá bạc còn phụ thuộc rất nhiều và sản lượng công nghiệp nên giá vàng chắc chắn sẽ vượt trội hơn so với bạc.

Trong tình hình chính sách của các ngân hàng trung ương như hiện nay, chắc chắn vàng sẽ là loại tiền tệ có giá trị cao nhất. Điều này có nghĩa là vàng vẫn cứ là một phương thức đầu tư tuyệt vời dù là trong thời kỳ giảm phát.