parlym
02-01-2013, 02:38 PM
Các nhà đầu cơ tăng đặt cược 8 tuần liên tiếp, dài kỷ lục từ trước đến nay, ngay trước khi báo cáo việc làm Mỹ đẩy giá hàng hóa tăng mạnh.
Các quỹ phòng hộ tăng mua ròng 18 loại kỳ hạn và quyền chọn 4,9% lên 1,22 triệu hợp đồng trong tuần kết thúc ngày 31/7, cao nhất kể từ ngày 6/9/2011.
Các nhà đầu tư tăng đặt cược vào vàng 35% trong tuần kết thúc vào ngày 31/7, mạnh nhất kể từ ngày 25/11/2008. Trong báo cáo ngày 3/8, JP Morgan cũng khuyên nhà đầu tư nên mua vàng vì dự báo giá có thể lên trung bình 1.725 USD/oz. Cũng trong ngày hôm đó, giá vàng kỳ hạn đóng cửa ở 1.609,3 USD/oz.
Đối với các mặt hàng nông sản, các nhà đầu tư tăng đặt cược giá lên 3,3% lên 884.477 hợp đồng, mạnh nhất kể từ ngày 6/9/2011. Lượng nắm giữ ngô tăng tuần thứ 8 liên tiếp, dài nhất kể từ tháng 9/2010.
Chỉ số S&P GSCI đo lường giá 24 mặt hàng thô tăng 0,9% vào tuần trước và chạm mốc cao nhất tháng vào ngày 3/8. Phiên giao dịch ngày 3/8, giá hàng hóa tăng 2,7% sau khi báo cáo cho thấy tăng trưởng việc làm Mỹ tháng 7 tăng vượt dự đoán của nhà đầu tư, ngành công nghiệp dịch vụ Mỹ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 7. Số hợp đồng nguyên liệu thô tăng lần đầu tiên kể từ tháng 4 khi nhà đầu tư dự đoán nhu cầu về các mặt hàng từ nông sản, thịt và kim loại sẽ tăng.
http://gafin.nextcom.net.vn/Images/Uploaded/Share/ 2012/08/06/a7a89_gsci4.jpg
Biến động của chỉ số S&P GSCI 1 tháng qua (Nguồn: Bloomberg)
Có 23/24 loại hàng hóa đo lường bởi S&P GSCI tăng giá tuần trước, dẫn đầu là cacao và bông. Giá ngô lên kỷ lục mới 8,205 USD/giạ vào ngày 31/7. Dòng tiền chảy vào các quỹ nguyên liệu thô đạt 564 triệu USD trong tuần kết thúc ngày 1/8, tuần bơm ròng đầu tiên trong 6 tuần, EPFR Global cho biết.
Hàng hóa nguyên liệu thu hút nhiều nhà đầu tư một phần cũng do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đưa kích thích tiền tệ trong cuộc họp tuần trước. Tuy nhiên cả hai cơ quan này đều làm nhà đầu tư thất vọng khi một lần nữa từ chối hành động khẩn cấp.
Các quỹ phòng hộ tăng mua ròng 18 loại kỳ hạn và quyền chọn 4,9% lên 1,22 triệu hợp đồng trong tuần kết thúc ngày 31/7, cao nhất kể từ ngày 6/9/2011.
Các nhà đầu tư tăng đặt cược vào vàng 35% trong tuần kết thúc vào ngày 31/7, mạnh nhất kể từ ngày 25/11/2008. Trong báo cáo ngày 3/8, JP Morgan cũng khuyên nhà đầu tư nên mua vàng vì dự báo giá có thể lên trung bình 1.725 USD/oz. Cũng trong ngày hôm đó, giá vàng kỳ hạn đóng cửa ở 1.609,3 USD/oz.
Đối với các mặt hàng nông sản, các nhà đầu tư tăng đặt cược giá lên 3,3% lên 884.477 hợp đồng, mạnh nhất kể từ ngày 6/9/2011. Lượng nắm giữ ngô tăng tuần thứ 8 liên tiếp, dài nhất kể từ tháng 9/2010.
Chỉ số S&P GSCI đo lường giá 24 mặt hàng thô tăng 0,9% vào tuần trước và chạm mốc cao nhất tháng vào ngày 3/8. Phiên giao dịch ngày 3/8, giá hàng hóa tăng 2,7% sau khi báo cáo cho thấy tăng trưởng việc làm Mỹ tháng 7 tăng vượt dự đoán của nhà đầu tư, ngành công nghiệp dịch vụ Mỹ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 7. Số hợp đồng nguyên liệu thô tăng lần đầu tiên kể từ tháng 4 khi nhà đầu tư dự đoán nhu cầu về các mặt hàng từ nông sản, thịt và kim loại sẽ tăng.
http://gafin.nextcom.net.vn/Images/Uploaded/Share/ 2012/08/06/a7a89_gsci4.jpg
Biến động của chỉ số S&P GSCI 1 tháng qua (Nguồn: Bloomberg)
Có 23/24 loại hàng hóa đo lường bởi S&P GSCI tăng giá tuần trước, dẫn đầu là cacao và bông. Giá ngô lên kỷ lục mới 8,205 USD/giạ vào ngày 31/7. Dòng tiền chảy vào các quỹ nguyên liệu thô đạt 564 triệu USD trong tuần kết thúc ngày 1/8, tuần bơm ròng đầu tiên trong 6 tuần, EPFR Global cho biết.
Hàng hóa nguyên liệu thu hút nhiều nhà đầu tư một phần cũng do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đưa kích thích tiền tệ trong cuộc họp tuần trước. Tuy nhiên cả hai cơ quan này đều làm nhà đầu tư thất vọng khi một lần nữa từ chối hành động khẩn cấp.