PDA

View Full Version : Hệ lụy xung quanh giá vàng tăng


ladacosales
02-01-2013, 03:47 PM
Nếu kịch bản tăng giá vàng tiếp tục kéo dài thì nguy cơ nào sẽ xuất hiện đối với sự ổn định vĩ mô hoặc áp lực nào sẽ xảy ra cho thị trường tài chính – tiền tệ?


Sự kiện giá vàng ở Việt Nam tăng vọt lên đỉnh cao kỷ lục 29,3 triệu đồng/lượng vào ngày 11-11-2009 sẽ đi vào ký ức của nhiều người. Sẽ không có gì đặc biệt nếu việc tăng giá này không kéo theo tình trạng mà các phương tiện thông tin đại chúng mô tả là “sự hỗn loạn chưa từng có” tại các điểm giao dịch.

Buổi sáng người dân đổ xô đi mua ồ ạt nhưng chiều hôm sau lại thi nhau bán tháo khi vàng rớt giá mạnh xuống còn 25-26 triệu đồng/lượng. Tình hình đã nhanh chóng đảo chiều sau khi Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẽ cho phép nhập khẩu vàng ở mức độ phù hợp để cân đối cung - cầu. Ai được ai mất qua cơn sốt, mọi người đều rõ.

Sự kiện này nhắc nhở rằng đã khá lâu chúng ta mới có dịp chứng kiến sự quay trở lại của vàng với tư cách là “hàng hóa đặc biệt”, một nhân tố đại diện cho giá trị vật chất thật, có sức ảnh hưởng tiềm tàng đến việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời hoàn toàn có khả năng gây ra những biến động tiêu cực mang tính dây chuyền nếu không được nhận thức sớm và kiểm soát có hiệu quả.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa chấm dứt, tình trạng đồng đô la Mỹ mất giá kéo dài, sự khan hiếm nguồn lực tài chính buộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải dùng đến giải pháp bán bớt vàng dự trữ, một số nước lớn gia tăng kho dự trữ vàng như Ấn Độ, Trung Quốc... đã và đang tạo ra những lực đẩy tổng hợp, khiến vàng nhanh chóng rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời” để chuyển sang “vai trò khuynh đảo thị trường” ngày càng đậm nét hơn.

Vị trí đặt quảng cáoTương tự như các thị trường hàng hóa chủ chốt trên thế giới, thời gian gần đây thị trường vàng ở Việt Nam cũng đã và đang diễn ra hết sức sôi động, bên cạnh khối lượng giao dịch mua bán hàng ngày khá lớn là hiện tượng hàng loạt sàn giao dịch vàng lớn nhỏ đua nhau ra đời. Những “canh bạc vàng” liên kết với giá vàng quốc tế diễn ra từng đêm khuya nhưng vẫn cuốn hút khá nhiều người tham gia, bất chấp nhiều bi kịch thua lỗ nặng.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn chính là nó đã góp phần hình thành một xu hướng kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”, liều lĩnh, đầu cơ nặng nề… ngược với kiểu văn hóa kinh doanh dựa trên nền tảng kiến thức quản trị hiện đại đi đôi với những kỹ năng nhận biết phòng tránh rủi ro.

Có vẻ như thực tiễn đang đi quá nhanh, quá xa và vượt tầm quản lý của Nhà nước, sự phát triển ào ạt, mang tính tự phát của các sàn giao dịch vàng có thể được xem là ngoài vòng kiểm soát bởi vì cho đến nay một dự thảo đầy đủ về quy chế cấp phép và quản lý sàn vàng vẫn còn trên bàn của các nhà hoạch định chính sách (?).

Dự báo trong thời gian tới, thị trường vàng thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ, phụ thuộc rất lớn vào chiều hướng tăng giảm giá trị các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, đặc biệt là đồng đô la Mỹ. Mặt khác, trong bối cảnh hiện tại hoàn toàn có thể nghĩ đến một định hướng chính sách “cố tình làm suy yếu” của Mỹ đối với đồng đô la nhằm cứu vãn nền kinh tế thông qua đẩy mạnh tăng trưởng và xuất khẩu, cộng hưởng với những thế lực đầu cơ thao túng khiến thị trường vàng Việt Nam sẽ trở nên phức tạp và khó dự đoán hơn.

Cũng cần thừa nhận rằng, hơn một thập kỷ qua, với việc cách ly thành công “nhân tố vàng” trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt sự tăng giá nhanh và liên tục của vàng trong vài năm trở lại đây dường như không gây tác động xấu đến thị trường và chỉ số lạm phát nên đã phần nào đưa đến sự chủ quan nhất định đối với các cơ quan điều hành chính sách.

Tuy nhiên, “sự kiện ngày 11-11” đã cảnh báo rằng tình hình đang đi đến giới hạn buộc phải quan tâm, “nhân tố vàng” cần được xem như yếu tố thường trực không những trong ngắn hạn mà cả về chiến lược điều hành vĩ mô dài hạn. Đồng thời, thực tiễn nói trên cũng đòi hỏi ngay từ bây giờ các cơ quan điều hành chính sách cần tập trung và chủ động lường đón những nguy cơ có thể phát sinh và có phương án đối phó thích hợp, nhất là trong giai đoạn từ nay đến Tết Nguyên đán.

Các cơ quan quản lý cũng nên tiến hành sớm và đồng bộ những biện pháp quản lý hành chính và kinh tế trên thị trường giao dịch vàng, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, công khai minh bạch, nhất là tạo ra tâm lý ổn định cho người dân, hạn chế những cú sốc hoặc bị lôi cuốn theo những diễn biến thông tin thị trường mang nặng tính đầu cơ, đột xuất. Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện cấp phép và cung ứng đủ ngoại tệ để các công ty vàng có chức năng kho ngoại quan chủ động nhập khẩu đảm bảo điều tiết cung - cầu hợp lý.

Một vấn đề đáng quan tâm khác về mặt điều hành chính sách là phải chủ động khắc phục mức độ ảnh hưởng liên thông và trực diện của biến động giá vàng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ vào thời điểm cuối năm.

Giá vàng tăng không những đồng nghĩa với quan hệ cung - cầu vốn sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu mà còn góp phần “đóng băng” một bộ phận lớn nguồn lực tài chính quý giá, người dân thay vì gửi tiền vào ngân hàng sẽ chuyển sang cất trữ vàng để bảo toàn giá trị và sinh lợi, dù hy vọng khá mong manh?
Nguồn: cafef.vn