PDA

View Full Version : Facebook: vụ "úp sọt" hoành tráng nhất lịch sử?


thailam
02-01-2013, 04:10 PM
Nguyên nhân cổ phiếu Facebook giảm?

Thông thường khi lên sàn, đa phần cổ phiếu được bán ra đều là mới phát hành nhằm tăng vốn cho công ty. Tuy nhiên khi Facebook (http://blog.vietstock.vn/2012/06/co-phieu-facebook-giam.html) lên sàn, hơn nửa cổ phiếu được bán ra bởi các cổ đông hiện hữu.

Hàng trăm nghìn nhà đầu tư đã mong hưởng lợi khi Facebook (http://vietstock.vn/2012/05/that-bai-cua-facebook-ipo-giong-vu-tran-dau-bp-773-225139.aspx) chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) (http://pedia.vietstock.vn/terms/termdetail.aspx?i d=1106) và niêm yết trên sàn chứng khoán ngày 18/5/2012. Tờ New York Times cho biết giới đầu tư châu Á đăng ký mua cổ phiếu Facebook cao gấp 25 lần so với lượng cổ phiếu được tung ra.

Nhiều nhà đầu tư trong số này giờ có thể sẽ hối hận về sự hào hứng ban đầu của mình, sau khi đã mất khoảng 25% số tiền đầu tư và sở hữu một loại cổ phiếu đang ngày càng mất giá.

Trên thực tế, việc Facebook lên sàn giao dịch có đủ những đặc điểm của một thảm họa được báo trước và đồng tiền thông minh ngay lập tức nhận ra điều đó. Ngay cả James Gorman, Chủ tịch Morgan Stanley, ngân hàng ấn định mức giá IPO của Facebook (http://starhill.vn/), thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn rằng những nhà đầu tư mua Facebook đã “ngây thơ” khi nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ lên.

Làm thế nào có thể tránh những sai lầm tốn kém như vậy? Vụ Facebook lên sàn minh chứng hiểu biết tài chính không thể đủ, nếu chỉ dựa vào các kênh thông tin chính thức, trong đó có thông tin do chính các công ty cung cấp. Và khi phát biểu trước công luận, ngay cả những nhà tư vấn tài chính cũng quan tâm nhiều hơn đến việc bán sản phẩm của họ và nhắc lại những mốt đầu tư trên thị trường hiện nay, thay vì chia sẻ sự hiểu biết thấu đáo về các cơ chế kinh tế đang vận hành.

Để có sự phân tích khách quan và hiểu biết sâu sắc về tài chính, nhà đầu tư cần được đào tạo căn bản. Ví dụ, nhiều nhà đầu tư lầm tưởng, định giá cổ phiếu có thể chỉ dựa vào tâm lý nhà đầu tư. Thực ra, cổ phiếu có một giá trị căn bản và giá trị này có thể xác định bằng phương pháp khoa học.

Dĩ nhiên, đối với những công ty có mô hình hoạt động không rành rẽ như Facebook (http://starhill.vn/) thì đây không phải là việc đơn giản. Nhưng một vài phân tích là đủ để hiểu vì sao mức giá mà Morgan Stanley ấn định là quá cao.

Một cách đơn giản để định giá cổ phiếu là tỷ lệ giá so với doanh thu, tức là giá trị của cổ phiếu so với doanh thu trung bình cho mỗi cổ phiếu. Doanh thu của Facebook trên mỗi cổ phiếu hiện là 31 cent, nghĩa là mức giá 38 USD cao gấp 120 lần doanh thu hằng năm.

Thử so sánh khi bạn mua cổ phiếu của Google, một công ty cũng đang phát triển mạnh, với mức giá 580 USD, bạn có doanh thu 32 USD trên mỗi cổ phiếu. Như vậy tỷ lệ giá so với doanh thu là 17, nghĩa là cổ phiếu này rẻ hơn nhiều so với Facebook.

Nếu bạn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, bạn sẽ còn tìm được những vụ hời hơn thế nhiều. Đa số cổ phiếu của các công ty đang giao dịch ở mức 6 hay 7 lần doanh thu hằng năm.

Một vấn đề quan trọng là nguồn gốc của cổ phiếu. Thông thường, khi lên sàn, đa phần các cổ phiếu được bán ra đều là mới phát hành, nhằm tăng vốn cho công ty. Các cổ đông hiện hữu chỉ được phép bán cổ phiếu sau một thời gian ấn định, ít nhất là 6 tháng, và sau khi giá cổ phiếu đã ổn định trên thị trường.

Biến động giá cổ phiếu Facebook (http://starhill.vn/)từ khi lên sàn
Tuy nhiên, khi Facebook lên sàn, hơn nửa số cổ phiếu (57%) được tung ra là do các cổ đông hiện hữu bán ra, ví dụ các nhân viên làm việc tại Facebook (http://starhill.vn/) từ những ngày đầu hay các định chế tài chính.

Điều này rất bất thường và cho thấy những người trong công ty bán cổ phiếu ở giá lên sàn, vì họ dự đoán giá sẽ giảm. Điều này rất khác với việc khi Google lên sàn, các nhà đầu tư tiếp tục găm cổ phiếu của họ.

Quy mô của đợt phát hành lần đầu này cũng khiến người ta không khỏi lo ngại. Nếu công ty cho rằng giá cổ phiếu sẽ đi lên trong tương lai thì họ sẽ chỉ bán một phần nhỏ lượng cổ phiếu của mình trong đợt phát hành đầu tiên và tiếp tục bán thêm khi giá đã tăng.

Đây là chiến thuật thường thấy trong các lần IPO của các công ty công nghệ cao. Tuy nhiên, Facebook lại bán đi ồ ạt cổ phiếu của mình, cho thấy dường như họ không muốn phải quay lại sàn chứng khoán thêm lần nào nữa trong tương lai.

Một điều khó hiểu nữa là Facebook thực ra không cần đến tiền mặt. Họ đã có trong tay khoảng 4 tỷ USD trước đợt phát hành lần đầu. Và họ đã có thêm 6,7 tỷ USD qua đợt IPO. Vậy tại sao một công ty phải lên sàn khi họ không cần đến tiền mặt? Câu trả lời có thể là họ cho rằng đây là dịp tốt để dễ dàng kiếm thêm tiền trên thị trường chứng khoán.

Và cuối cùng, Facebook (http://starhill.vn/) đang có vấn đề lớn về quản lý

Thông thường, các cổ đông muốn gây ảnh hưởng về chính sách của công ty. Nếu công ty bắt đầu lãng phí tiền của các cổ đông, giá cổ phiếu sẽ giảm và đến một thời điểm nào đó, một cổ đông lớn sẽ thâu tóm đủ cổ phần để có thể gạt bỏ bộ máy điều hành hiện giờ và cải thiện thoạt động của doanh nghiệp.

Với Facebook (http://starhill.vn/), điều này là không thể. Mark Zuckerberg, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Facebook đã đưa công ty lên sàn giao dịch mà không nhường lại bất kỳ quyền kiểm soát nào cho các cổ đông bên ngoài. Công ty này có hai loại cổ phiếu, cổ phiếu loại A bán cho các nhà đầu tư cho họ một quyền bỏ phiếu, nhưng cổ phiếu loại B do Mark Zuckerberg sở hữu thì có tới 10 quyền bỏ phiếu.

Nhờ cơ chế này, Zuckerberg sở hữu khoảng 28% cổ phần Facebook nhưng kiểm soát tới 57% quyền biểu quyết. Với tỷ lệ này Zuckerberg (http://starhill.vn/) vẫn nắm quyền quyết định nhằm kiểm soát toàn bộ số vốn của Facebook. Không một nhà đầu tư bên ngoài nào có thể phủ quyết các quyết định hay bỏ phiếu để đẩy Zuckerberg khỏi hội đồng quản trị.

Đây cũng là một bài học quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Dr. Michael Troege
(Tiến sĩ Michael Troege là đồng Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Tài chính MEBF của CFVG, Phó Giáo sư tài chính ESCP Europe)

theo vnexpress