PDA

View Full Version : Tìm hiểu cục dự trữ liên bang Mỹ FED(P1)


dnvvut
02-07-2012, 10:36 AM
Hiến pháp Mỹ mục 8 chương 1: "Quốc hội có quyền in và quy định giá trị đồng tiền quốc gia" - "To coin money, regulate the value thereof, and of foreign coin, and fix the standard of weights and measures."

Câu nói của tổng thống Woodrow Wilson, người chính thức ký dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ: "Tôi là người bất hạnh nhất. Tôi đã vô ý hủy hoại đất nước mình. Quốc gia công nghiệp vĩ đại này bị không chế bới chính hệ thống tín dụng của nó ... Vì thế sự phát triển của cả quốc gia và mọi hoạt động kinh tế của chúng ta đều nằm trong tay của một số ít người" - "I am the most unhappy man. I have unwittingly ruined my country. A great industrial nation is controlled by its system of credit. ... The growth of the nation, therefore, and all our activities are in the hands of a few men." Woodrow Wilson, after signing the Federal Reserve into existence.

Nguyên nhân vì sao tổng thống Wilson trước khi qua đời lại day dứt đến như vậy? Phải chăng vẫn còn những bí ẩn đằng sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System) mà chúng ta chưa hiểu hết.

I. Lịch sử hình thành:

1791-1811: Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The First Bank of the United States được thành lập và đi vào hoạt động sau khi tổng thống Washington đặt bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm.

1816-1836: Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The Second Bank of the United States được thành lập và đi vào hoạt động sau khi tổng thống Madison đặt bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm.

23/12/1913: Tổng thống Wilson ký dự luật Cục Dự trũ Liên bang Mỹ. Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nền kinh tế Mỹ chịu nhiều đe dọa từ những yếu kém của hệ thống tài chính, dẫn đến những thất bại trong hệ thống ngân hàng và hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản. Và một khi hệ thống ngân hàng đã không thể hoạt động đúng với vai trò của mình càng khiến cho nền kinh tế càng trở nên dễ bị tổn thương hơn.

Các khoản tín dụng ngắn hạn giờ đây là là nguồn vốn quan trọng có tính thanh khoản cao. Trước tháng 10 năm 1907, khoảng một nửa các khoản tiền gửi ngân hàng ở New York đều bị các công ty đầu tư ủy thác gán nợ với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu có đổ rủi ro cao, thị trường tài chính rơi vào trạng thái đầu cơ tột độ. Khi công ty Kinkerbocker Trust - công ty ủy thác lớn thứ ba nước Mỹ lúc bấy giờ có tin đồn phá sản thì khủng hoảng niềm tin lan rộng và cuộc chạy đua rút tiền gửi và bán tháo cổ phiếu xảy ra.

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng 19007 xảy ra đã thôi thúc quốc hội Mỹ phải thành lập ngay một Ủy ban tiền tệ quốc gia, đồng thời đã đưa ra những đề nghị thiết lập một thể chế có thể giúp ngăn ngừa và chống đỡ được những rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Sau các cuộc thảo luận kỹ lưỡng, Quốc hội Mỹ đã thông qua Hiệp ước Dự trữ liên bang nhằm "tạo cơ sở cho sự ra đời của các ngân hàng dự trữ liên bang, cung cấp các phương tiện đủ khả năng để tái chiết khấu các chứng từ thương mại, thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng có hiệu quả hơn ở Mỹ, và vì nhiều mục đích khác nữa". Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký thông qua hiệp ước thành luật vào 23/12/1913, chính thức thành lập Cục dự trữ liên bang Mỹ

II. Cơ cấu:

Federal Reserve System (FED) có một lịch sự lâu dài với các hoạt động, sự kiện lịch sử đi kèm với nó, nhưng cho đến nay không hẳn nhiều người thực sự hiểu rõ về FED nhưng khi tìm hiểu về nó thì người ta sẽ hẳn phải sửng sốt với những sự thật chấn động.

Nắm giữ quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia gần như đồng nghĩa với việc nắm giữ quyền hành về chính trị của quốc gia đó, thế nên giữa Nhà trắng và trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington D.C, thực sự ai mới là người có quyền lực cao nhất nước Mỹ?

Hầu hết mọi người đều nghĩ FED là một cơ quan nhà nước nhưng thật ra FED vừa là tư nhân, vừa là nhà nước.

1. Các ngân hàng dự trữ:

FED bao gồm 12 ngân hàng và 25 chi nhánh ở khắp nước Mỹ nên nó là một hệ thống ngân hàng trung ương tư nhân. Mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò "nổi bật hơn một chút"so với các ngân hàng còn lại.

Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ của chính quyền liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương. Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực có thể được coi là công cụ của chính quyền liên bang theo một số mục đích nhất định.

Trong một phán quyết khác ở tòa án cấp bang, sự khác biệt giữa Hội đồng thống đốc và các Ngân hàng được quy định rõ ràng. Các ngân hàng sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực là của tư nhân và rất nhiều trong số đó có cổ phiếu phát hành trên thị trường. Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.

2. Các ngân hàng thành viên:

Tất cả các ngân hàng đều là thành viên của FED, phải tuân thủ mức dự trữ bắt buộc, được vay tiền từ FED, được thanh toán bù trừ tại FED, chịu sự giám sát về các hoạt động bởi FED.

3. Hội đồng thống đốc:

Lãnh đạo FED là Hội đồng thống đốc gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì, là cơ quan quyết định các chính sách tiền tệ của Mỹ. Nhiệm kì của mỗi thành viên Hội đồng thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ông ta không phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Hội đồng ấn định mức dự trữ bắt buộc và kiểm soát lái suất tái chiết khấu.

4. Ủy ban thị trường tự do liên bang(FOMC):

Ủy ban bao gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc, chủ tịch ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và các chủ tịch của 4 ngân hàng Dự trữ Liên bang khác thường xuyên tiến hành việc chỉ đạo các nghiệp vụ thị trường tự do. Vì các nghiệp vụ thị trường tự do là một công cụ quan trọng của FED để kiểm soát cung ứng tiền tệ nên FOMC là tiêu điểm cho việc hoạch định chính sách cuả hệ thống Dự trữ Liên bang.

Nhìn bề ngoài cơ cấu phức tạp của FED, hẳn không phải ai cũng đặt ra câu hỏi là ai thực sự nắm giữ FED. Theo Eustace Mullins, tác giả của cuốn sách "Bí mật của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ" - Secrets of Federal Reserve thì Ngân hàng New York là ngân hàng "khống chế thực tế" của hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Tuy nhiên Ban Thống Đốc của FED vẫn "chịu sự thao túng" của các nhà tài phiệt, vì vấn đề ở chỗ bên cạnh sự tồn tại của Hội đồng Thống Đốc còn có Hội đồng tư vấn Liên bang. Hội đồng tư vấn liên bang này do 12 đại diện của các ngân hàng địa phương thuộc cục dự trữ Liên bang, có quyền bỏ phiếu như nhau khi thông qua các quyết định. Chính Hội đồng tư vấn Liên bang này là người đề xuất các kiến nghị chinh sách tiền tệ cho Hội đồng thống đốc.

Bề ngoài là công bằng, khách quan nhưng không ai đảm bảo ràng quyền của ngân hàng nhỏ ở Dallas có quyền ngan hàng với ngân hàng ở New York mà ngân hàng ở New York thì luôn là đại diện cho các nhà tài phiệt phố Wall. Vậy thì ai thực sự nắm giữ FED hẳn đã rõ đến 99% là các nhà tài phiệt phố Wall - nhưng cụ thể họ là ai thì chưa ai xác định rõ, họ vẫn đứng đằng sau tấm rèm chỉ đạo các hoạt động của FED.