PDA

View Full Version : Phân tích kỹ thuật


homeartdecor
02-07-2012, 10:44 AM
CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CƠ BẢN


Những công cụ cơ bản nhất phục vụ cho các phương pháp phân tích kỹ thuật. Đây được đánh giá là những công cụ đơn giản, đáng tin cậy và được hầu hết các nhà phân tích sử dụng. Các công cụ tính toán ở đây bao gồm:

- Pivot Point
- Fibonnacy Retracement
- Risk Probability Calculator

1/ Pivot Point:

- Dùng để tính những mức giá sàn (Support) và giá trần (Resistance) quan trọng, nói một cách đơn giản một điểm xoay (Pivot points - PP) và những mức giá trần trên giá sàn là những vùng mà chiếu hướng giá có thể thay đổi.

Pivot Point có thể tính cho các khung thời gian tháng, tuần, ngày, giờ,... Những điểm xoay đặc biệt hữu ích cho những nhà giao dịch ngắn hạn đang đi tìm kiếm lợi nhuận trong sự dịch chuyển nhỏ của giá.

*Ghi chú:

H: High – Giá cao nhất
R1,R2,R3: Mức cản trên 1, 2, 3
L: Low – Giá thấp nhất
S1,S2,S3: Mức cản dưới 1,2,3
C: Close – Giá đóng cửa PP: Giá trung tâm

Giao dịch với Pivot Point

*/ Giao dịch trong thị trường đột biến:

- PP là điểm đầu tiên trước khi bạn nhập vào thị trường bởi vì nó là mức sàn hoặc mức trần cơ bản. Sự dịch chuyển giá lớn nhất thường xuất hiện ở mức giá PP.

- Khi giá chạm PP thì bạn mới có thể quyết định nên Mua hay Bán và đặt lệnh chốt lời hoặc đừng lỗ. Nói chung nếu giá ở trên PP thì khả năng thị trường đi lên và nếu giá ở dưới thì khả năng thị trường đi xuống.

- Nếu chúng ta thấy giá di chuyển lên xuống xung quanh PP và đóng cửa dưới mức PP thì bạn nên quyết định Bán, điểm chặn lỗ sẽ nằm trên PP và mục tiêu lợi nhuận ban đầu sẽ là mức S1.

- Tuy nhiên, nếu bạn thấy mức giá tiếp tục rớt xuống dưới S1 thay vì bạn thanh khoản lấy lợi nhuận tại S1 thì bạn có thể chuyển điểm chặn lỗ của bạn đến ngay phía trên S1 và quan sát cẩn thận. S2 sẽ là mức mong đợi thấp thấp nhất của giao dịch trong ngày và nên là mục tiêu cuối cùng của bạn.

- Áp dụng ngược lại trong thị trường đi lên, nếu giá đóng của trên PP bạn nên vào lệnh Mua đặt lệnh chặn lỗ ở dưới PP và sử dụng mức làm mục tiêu lợi nhuận của bạn.

*/ Giao dịch trong thị trường Range - bound

- Sức mạnh của mức giá sàn và giá trần tại những mức PP khác nhau được xác định bởi số lần giá, bật nhảy lên tại mức PP đó.

- Một cặp tiền tệ chạm một mức giá càng nhiều lần sau đó đảo chiều lại thì mức giá đó càng mạnh. Làm xoay chốt đơn giản có nghĩa là tiến đến mức sàn hoặc mức trần và sau đó quay ngược lại. Vì vậy nó có thể tên là chốt xoay.

- Nếu cặp tiền tệ ở mức giá trần phía trên thì bạn có thể sell cặp đồng tiền này và lệnh chặn lỗ bảo vệ nghiêm ngặt ở ngay mức giá trần đó.

- Nếu giá cặp tiền tệ đó vẫn cứ di chuyển ở mức giá cao hơn và phá lên mức giá sàn, điều đó được xem như là 1 sự đột phá đi lên, bạn cũng sẽ ngừng sell nhưng nếu bạn tin rằng sự đột phá này có xu hướng tốt để Buy thì bạn có thể vào lại thị trường với một lệnh buy. Bạn có thể đặt lệnh bảo vệ cho bạn ngay dưới mức trần trước đó mà chúng ta vừa mới thâm nhập và bây giờ nó hoạt động như là một mức sàn.

- Nếu cặp đồng tiền ở gần một mức sàn ở dưới, bạn có thể buy cặp đồng tiền này và đặt lệnh chặn lỗ ở phía dưới mức giá sàn.

2/ Fibonnacy Retracement:

- Dùng để tính mức đàn hồi của giá hay còn gọi là mức dội của giá sau 1 chu kỳ tăng hay giảm giá

* Ghi chú :

UP: tính toán sau 1 cho kỳ tăng giá
DOWN: Tính toán sau 1 chu kỳ giảm giá
R1, R2, R3, R4, R5: Mức dự đoán dội lại của giá sau 1 chu kỳ tăng giá tính theo bậc
T1,T2 :Mức dự đoán tiếp tục của giá sau khi kết thúc việc dội lại
A: Điểm đáy đối với chu kỳ tăng hay giảm giá
B: Điểm đỉnh đối với chu kỳ tăng hay giảm giá.
C: Điểm đáy dội lại đối với chu kỳ tăng giá và điểm đỉnh dội lại đối với chu kỳ giảm giá.

3/ Risk Probability Calculator:

- Dùng để đo lường các lệnh trước khi thực hiện để xem xét độ rủi ro của nó dựa trên tỷ lệ tính được giữa “Lợi Nhuận” và “Rủi Ro” thông qua các bước tính toán “Mức Retracement” các “Mục Tiêu” và các điểm đỉnh và đáy sau mỗi chu kỳ tăng hay giảm giá, ngắn hay dài hạn bất kỳ.