Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 06-06-2012, 03:30 PM
thanh-hoa-co thanh-hoa-co đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 27
Mặc định

Khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán tiền hàng hóa cũng như cá nhân cần USD đi du học nước ngoài hiện gặp không ít khó khăn trong việc mua ngoại tệ từ ngân hàng. Thời gian gần đây, khi tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do có chiều hướng nhích lên đã tạo ra tâm lý găm giữ ngoại tệ của người tiêu dùng. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng không muốn bán ngoại tệ sau khi nhận được thanh toán từ đối tác, mà có ý định chờ tỷ giá tăng lên mới đẩy hàng. Chính yếu tố này đã đẩy nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng trong tháng 1/2009.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng đến cuối tháng 1/2009 ước tăng 0,18% so với tháng trước đó, trong đó số dư tiền gửi VND giảm 0,47%, còn số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 2,3%. Tuy nhiên, doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng hóa nhập khẩu lại gặp không ít trở ngại khi tìm đến ngân hàng. Giám đốc dự án một công ty chuyên về kinh doanh, lắp đặt máy lạnh có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, linh kiện cho biết, năm trước khi công ty có đợt nhập hàng từ Nhật Bản, Trung Quốc… đều có thể mua ngoại tệ ở Agribank sau khi mở L/C.
Thế nhưng, trong 2 tháng trở lại đây, công ty này phải "gom" USD trên thị trường tự do, nộp vào một chi nhánh của Agribank trên địa bàn Quận 7 - nơi công ty giao dịch để được mở thanh toán nhập hàng. Giá thu gom ngoại tệ trên thị trường tự do thường cao hơn giá niêm yết tại ngân hàng thương mại khoảng 40 - 50 VND/USD. Chính điều này đã tạo ra không ít khó khăn và gia tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
Hiện không chỉ với doanh nghiệp, mà ngay cả khách hàng cá nhân có nhu cầu ngoại tệ cho con, em đi du học, với số lượng tương đối nhỏ cũng khó tiếp cận nguồn USD của ngân hàng. Theo đại diện một ngân hàng, trong 2 tháng gần đây, lượng USD đổ vào nhà băng có dấu hiệu giảm dần. Nguyên nhân là do tỷ giá trên thị trường tự do biến động và có chiều hướng nhích lên đã đánh động đến tâm lý nhà xuất khẩu. Doanh nghiệp không muốn bán ngoại tệ sau khi đối tác thanh toán tiền hàng hoặc "tẩu tán" ra thị trường tự do để thu lời cao hơn.
Thực tế, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại dù luôn chạm mức trần, giá mua vào ngang bằng với giá bán ra, nhưng cũng chỉ ở mức 17.480 VND/USD, thấp hơn khoảng 40 - 45 VND/USD so với tỷ giá được chào mua trên thị trường tự do. Sau hai ngày suy yếu, giá USD trên thị trường tự do tái biến động trong ngày 24/2 và tiến sát về ngưỡng 18.000 VND/USD. Đây cũng là lý do khiến nguồn ngoại tệ của khách hàng không vào nhà băng, mà tiếp tục được "tuồn" ra thị trường chợ đen.
Phó tổng giám đốc Eximbank, ông Đào Hồng Châu cho biết, gần đây nhu cầu mua ngoại tệ của các nhà nhập khẩu vẫn ổn định. Lượng USD Ngân hàng đáp ứng cho doanh nghiệp ở mức tương đối, nhưng ông thừa nhận, với diễn biến thị trường hiện nay, lượng ngoại tệ cung ứng cho doanh nghiệp cũng tùy thuộc vào từng thời điểm, dựa trên nguồn cung. Đồng USD trên thị trường tự do được chào mua với giá cao hơn trong ngân hàng thương mại là rào cản nguồn ngoại tệ đổ vào nhà băng, khiến cung USD có dấu hiệu khan hiếm, doanh nghiệp khó mua được.
Để thu hút nguồn ngoại tệ, hầu hết ngân hàng tung ra chương trình "cho vay kích cầu hỗ trợ lãi suất" với chi phí vốn giá rẻ dành cho nhà xuất khẩu. Song đổi lại, doanh nghiệp phải cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá tại thời điểm giải ngân. Tại Eximbank, Ngân hàng tài trợ xuất khẩu có bảo hiểm tỷ giá, doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn. Eximbank tài trợ vốn để khách hàng thực hiện phương án xuất khẩu hàng hóa; lãi suất cho vay sau hỗ trợ chỉ còn 1,4%/năm. Eximbank cam kết mua USD của khách hàng từ phương án xuất khẩu, nhưng theo tỷ giá giao ngay cộng 10 VND/USD/tháng…
Với diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do trong ngày 24/2, một số chuyên gia cho rằng, đồng USD trong những ngày tới sẽ tiếp tục có biến động. Nếu ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếp tục gom vàng để xuất khẩu thì nguồn ngoại tệ thu về không nhỏ. Theo một cán bộ từ Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, hai tuần đầu tháng 2, các ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được cấp quota xuất khẩu hơn 10 tấn vàng.


(Đầu tư chứng khoán)
Trả lời với trích dẫn