#1
|
|||
|
|||
VN-Index lùi sâu xuống dưới 250 điểm
Kết thúc đợt 1, chỉ số này đã chính thức phá ngưỡng 250 điểm sau khi để giảm mạnh tới 5,53 điểm (tương đương 2,18%) xuống còn 247,04 điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một tuần tệ hại nhất từ đầu năm đến nay, khi mất tới hơn 8% - tương đương 21,94 điểm. Đây là mức sụt giảm theo tuần lớn nhất kể từ thời điểm 21.11.2008. Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, không nhận được thông tin hỗ trợ, Vn-Index tiếp tục quay đầu giảm điểm khi nhiều cổ phiếu blue-chips đồng loạt giảm giá. Kết thúc đợt 1, chỉ số này đã chính thức phá ngưỡng 250 điểm sau khi để giảm mạnh tới 5,53 điểm (tương đương 2,18%) xuống còn 247,04 điểm. Giao dịch vẫn chưa được cải thiện và lại có dấu hiệu phiên này sụt giảm so với phiên trước đó, kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, toàn thị trường có 1,221 triệu đơn vị giao dịch trị giá 19,288 tỷ đồng. Trong tổng số 177 mã niêm yết trên Hose hiện có đến 70% số chứng khoán niêm yết được xác định dưới mức tham chiếu, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn nhất sàn không có mã nào tăng giá kéo VN-Index sụt giảm khá mạnh. Một điều lạ xảy ra trong bối cảnh hầu hết thị trường đều giảm sâu thì các cổ phiếu bị bán sàn trong tuần trước đều tăng điểm như NKD, TRI, TPC, RAL… Trong khi đó, các cổ phiếu blue-chips bị bán mạnh khiến VN-Index không thể giữ vững mốc 250 điểm: SSI giảm sàn xuống 22.400 đồng, STB giảm 500 đồng xuống 13.800 đồng, HPG giảm 800 đồng xuống 26.000 đồng, FPT giảm 1.500 đồng, VNM giảm 1.000 đồng…. Vô số cổ phiếu giảm sàn và bị bán mạnh là DIC, DHA, BBC, HSG, ITA, LSS, TYA…Trong đó HSG có dư bán sàn hơn 100.000 đơn vị. Bên sàn Hà Nội, Hastc-Index cũng chịu chung số phận với VN-Index khi giảm 1,89 điểm xuống 82,31 điểm, mức điểm thấp nhất kể từ khi mở cửa. Giao dịch trên sàn vẫn ở mức thấp, tập trung vào một số mã chính. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn tính đến thời điểm 9h05 đạt 733.000 đơn vị, tương đương 11,58 tỷ đồng. Sàn Hà Nội hiện đang có 4 mã tăng trần và có dư mua khối lượng lớn là VSP (dư mua trần gần 260.000 cp giá 37.600 đồng/CP), SJM (dư mua trần 63.500 cp giá 12.500 đồng/CP), MIC (dư mua trần 12.400 cp giá 27.100 đồng) và SCC dư mua 3.700 cp. Trong khi đó, hầu hết dư mua tại các mã đều ở mức thấp, các cổ phiếu bị bán sàn là AGC, CSG, L62… Cổ phiếu dẫn dắt thị trường ACB hiện đang giảm 400 đồng, xuống 23.900 đồng/Cp, dư mua và dư bán của ACB đều ở mức cao, tuy nhiên người mua và người bán chưa tìm được điểm chung khiến khối lượng khớp lệnh vẫn ở mức thấp, đạt 125.000 đơn vị. Các cổ phiếu khác như BVS, KLS, PVI, PVS…đều ở mức thấp. Theo CafeF |
#2
|
|||
|
|||
Phiên giao dịch ngày 20/02/2009 đánh dấu một thời điểm đáng nhớ của sàn Hose, bởi sàn này chính thức không còn mã cổ phiếu nào có mức giá trên 100.000 đồng/cp. Đó là sau khi cổ phiếu DHG của Dược Hậu Giang giảm 3.000 đồng (3%) và rơi khỏi mức giá 100.000 để đóng cửa còn lại 97.000 đồng/cp. Trong khi đó, có đến 60 mã chứng khoán trên sàn HOSE hiện chỉ còn lại dưới 10.000 đồng/cp, chiếm 43% trong tổng số 177 mã chứng khoán niêm yết trên sàn này. Nhìn lại thị trường năm 2008, Vn-Index “bốc hơi” 65,95% chỉ trong vòng 1 năm và đã kéo theo hàng loạt những mã blue-chips trên thị trường mất giá theo. Những BMC, TCT, VNM, DPM, SJS, FPT, SGH, PVD, VIC... đã không còn ngự ở các mức giá... trên trời, trái lại, rất nhiều cổ phiếu đã trở về dưới giá trị thực của mình. Từ cổ phiếu hiếm Khi thị trường còn đang sục sôi vì săn lùng cổ phiếu hiếm, tại thời điểm ngày 16/05/2007, cổ phiếu BMC của Khoáng sản Bình Định gây sửng sốt cho giới đầu tư bởi mức mức giá kỷ lục của thị trường chứng khoán VN (gồm cả thị trường OTC) là 733.000 đồng/cp, gấp 73,3 lần mệnh giá. 5 ngày sau đó, phiên giao dịch ngày 21/05/2007 đã đưa cổ phiếu BMC lên mức giá 847.000 đồng/cp. Trong khi đó, mức giá tham chiếu trong ngày chào sàn của BMC vào 26/12/2006 chỉ là 50.000 đồng/cp. Thế nhưng, sau gần 2 năm giao dịch, giờ đây cổ phiếu BMC chỉ còn lại 44.000 đồng/cp, giảm hơn 90% so với thời kỳ “hoàng kim” của cổ phiếu này. Ngay sau “hiện tượng” BMC, thị trường tiếp tục chứng kiến thêm một “hiện tượng” mang tên TCT. Chào sàn vào ngày 06/12/2006 với giá tham chiếu 49.000 đồng/cp, nhưng chỉ 1 năm sau đó, cổ phiếu của CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh đã có bước đại nhảy vọt lên gấp 6 lần so với mức giá ban đầu. Tuy nhiên, xét về giá trị, TCT vẫn chưa thể chinh phục được “đỉnh” mà BMC đã lập nhưng đây vẫn là một trong hai “cổ phiếu hiếm” của thị trường bởi có rất ít số lượng cổ phiếu này được giao dịch trên thị trường. Giờ đây, mức giá còn lại của “ngôi sao một thời” chỉ là 79.000 đồng/cp, thấp hơn nhiều so với mức giá cách đây hơn 1 năm nhưng TCT vẫn là mã có mức giá cao thứ 2 sau DHG có mức giá cao nhất trên sàn HOSE, và cùng với VNM là 1 trong 3 mã có mức giá trên 70.000 đồng/cp. Gần tiến sát đỉnh của BMC, cổ phiếu SJS của Sông Đà Sudico khi chưa chia tách cũng khiến không ít người phải giật mình với mức giá 728.000 đồng/cp. Tuy nhiên, trong thời điểm thị trường đang bay bổng bởi bong bóng chứng khoán chưa bị vỡ, NĐT “cứ mua là trúng” thì việc những blue-chips có được mức giá không tưởng cũng là điều dễ hiểu. Giờ đây, SJS chỉ còn lại 47.000 đồng/cp, giảm 15 lần so với thời kỳ đỉnh cao. Trong năm 2007, thị trường cũng từng bao phen chứng kiến cổ phiếu FPT của CTCP FPT gây náo loạn trên sàn, đặc biệt là sau chuyển thăm Việt Nam của tỷ phú Bill Gates, giá cổ phiếu của FPT vào tháng 3/2007 đã lên tới 632.000 đồng/cp. P/E của FPT tại thời điểm đó cao hơn mức cảnh báo của IMF gấp 78 lần. Gom vào 2.000 cổ phiếu FPT vào đầu năm 2008 với mức giá 260.000 đồng/cp, chị Hiền, một NĐT trên sàn SMES than thở: “Khi thị trường có dấu hiệu đi xuống thì không dám bán vì sợ lỗ, càng ngày thị trường càng đi xuống và chỉ biết ngồi nhìn tài sản của mình mỗi lúc một hao hụt đi. Giờ đây với mức giá còn lại là 41.600 đồng/cp, tôi cũng đành nhắm mắt giữ lại chứ chả lẽ lại chấp nhận bán đi.” Không “cố đấm ăn xôi” như chị Hiền, anh Đan, một NĐT khác trên sàn ACBS cho biết: “Đã trót gom vào cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn vào đúng thời kỳ đỉnh cao là 285.000 đồng/cp (mức giá của ngày 29/10/2007) nhưng tại tháng 3/2008 khi thấy thị trường khó có khả năng phục hồi tôi đã quyết định bán tống bán tháo với giá chỉ còn phần lẻ, 84.500 đồng/cp. Giờ nghĩ lại thấy mình vẫn còn may chán, chứ nếu cứ tiếp tục ôm đến thời điểm này thì chỉ còn 23.500 đồng/cp cũng xót ruột lắm chứ”, anh Đan chia sẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tỉnh táo và dũng cảm như anh Đan, phần lớn những NĐT chọn các cổ phiếu “nổi tiếng” như ACB, SGH, PPC, DPM, IMP, VIC, TDH... đều phải xót xa khi thị trường liên tục đi theo chiều hướng lao dốc. ... đến cổ phiếu BĐS Thời kỳ nền kinh tế còn chưa bộc lộ những yếu kém của mình, các DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS còn ăn nên làm ra và đương nhiên cổ phiếu của các DN này luôn là mục tiêu hàng đầu được NĐT săn lùng. Còn nhớ, tại thời điểm năm 2007, mỗi lần các DN tự giới thiệu về mình trên các website chứng khoán, mục ngành nghề kinh doanh của DN bao giờ cũng có thêm dòng chữ: “Kinh doanh bất động sản” cho dù DN đó hoạt động... chẳng liên quan gì đến lĩnh vực này. Nổi bật nhất trong nhóm BĐS là cổ phiếu Vincom của CTCP Vincom, được giới đầu tư kiêng nể với tòa tháp đôi Vincom City tại vị trí đắc địa của đất Hà Thành, cùng hàng loạt dự án BĐS với những vị trí đắc địa khác tại TP.HCM, cổ phiếu VIC chào sàn từ giữa tháng 9/2007 với mức giá 125.000 đồng/cp. Chỉ sau đó khoảng 1 tháng, VIC đã vượt lên trên 180.000 đồng/cp, tăng khoảng 70% so với giá ban đầu. Giờ đây, VIC vẫn là một trong những “đại gia” trên sàn HOSE nhưng mức giá hiện tại của cổ phiếu này chỉ còn 54.500 đồng/cp. Cùng với VIC, “người anh em” VPL của Thương mại và Du lịch Vinpearl cũng đã rời xa đỉnh cao một thời để rơi xuống ngưỡng 39.000 đồng/cp sau khi kết thúc giao dịch phiên 20/02/2009. Cao trào nóng sốt diễn ra vào tháng 10/2007, cổ phiếu bất động sản HDC của CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu mới lên sàn đã đạt mức giá 84.000 đồng/cp, rồi sau đó tăng kịch trần liên tiếp nhiều phiên với khối lượng bán luôn được tìm mua hết sạch và vọt lên mức 141.000 đồng/cp (ngày 27/10/2007), tăng 60% kể từ ngày chào sàn . Giờ đây, cổ phiếu của HDC cũng chỉ còn lại 19.500 đồng/cp. Luôn tăng đều đặn trong những ngày đầu lên sàn (14/12/2006), cổ phiếu TDH của CTCP Nhà Thủ Đức (Thu Duc House) khoảng gần 1 năm sau đó, TDH đã đạt mức 200.000 đồng/cp. Thế nhưng, sau bao thăng trầm, giờ đây TDH cũng chỉ còn lại mức giá 30.200 đồng/cp. Nguyên nhân chính khiến cổ phiếu nhóm ngành BĐS đang là “vua” bỗng nhiên trở thành... thường dân là bởi vì thị trường nhà đất đi xuống trầm trọng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, đầu tư vào cổ phiếu ngành này vẫn có khả năng sinh lời cao bởi dự đoán thị trường nhà đất sẽ được hưởng lợi từ gói kích cầu của Chính phủ. Và cổ phiếu ngành Dược Điển hình trong nhóm cổ phiếu ngành dược là DHG của Dược Hậu Giang và IMP của Imexpharm, với mức giá cao chót vót, DHG và IMP thường xuyên đứng đầu trong tốp các mã tăng hoặc giảm giá của sàn HOSE. Chào sàn vào ngày 04/12/2006 với giá cao bất ngờ, 100.000 đồng/cp. Đây là mức giá chào sàn cao nhất mà trước đó cổ phiếu SJS của Sông Đà Sudico đạt được trên HOSE. Tháng 9 năm 2007, cổ phiếu này tăng lên mức trên 160.000 đồng/cp (đóng cửa phiên 20/09/07 với mức giá 164.000 đồng/cp). Giờ đây, IMP vẫn là cổ phiếu “có số má” trên sàn HOSE nhưng ngưỡng 100.000 đồng đã trở nên xa vời đối với IMP khi chỉ còn lại 58.000 đồng/cp. Đối với cổ phiếu DHG, là mã duy nhất và sau cùng “thoái vị” ở mức giá trên 100.000 đồng, nhưng dẫu sao DHG vẫn đang một mình ngự ở mức giá 97.000 đồng/cp sau khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua. Đã có thời điểm DHG đạt mức giá 409.000 đồng/cp và chỉ chịu đứng sau hai mã cổ phiếu hiếm là BMC và TCT. Ngoài nguyên nhân thị trường chứng khoán sa sút, việc giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, kéo theo chi phí đầu vào tăng cao đã gây cản trở đối với sự phát triển của cổ phiếu thuộc nhóm ngành Dược. Tuy nhiên, nhìn chung đây vẫn là nhóm cổ phiếu hứa hẹn khả năng sinh lời cao sau khi đã trở về đúng giá trị thực của mình, bởi cổ phiếu ngành Dược được đánh giá là ít bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhất. Lao đao cổ phiếu họ Dầu khí Đã có thời bất kỳ cổ phiếu nào được gắn thêm cái mác “dầu khí” đều trở thành tâm điểm của nhóm cổ phiếu mang họ dầu khí. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính kéo giá dầu xuống thấp đã tác động mạnh đến những cổ phiếu như VSP, PVD, PVS, PVS.... Nằm trong số ít những công ty có vốn điều lệ lớn 1.101 tỉ đồng, nhưng chuyên tâm vào ngành nghề chính, không đầu tư tài chính hoặc bất động sản. Vào cuối tháng 3-2008, cổ phiếu PVD của CTCP Khoan và dịch vụ khoan Dầu khí có ngày cũng đã rớt xuống 99.000 đồng, song đã lên lại trên 110.000 đồng nhờ lợi nhuận ổn định từ giàn khoan bất chấp lạm phát ra sao. Tuy nhiên, PVD cũng đã không thể chống chọi lại với bão giảm giá kể từ đầu năm 2009 và mức giá hiện tại đối với cổ phiếu này chỉ còn là... 58.000 đồng/cp. Đối với cổ phiếu PVS của Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí, chào sàn Hà Nội một cách ấn tượng với mức giá bình quân là 127.900 đồng/cp. Tháng 9/2007, cổ phiếu này còn leo lên mức 150.000 đồng/cp nhưng đến thời điểm hiện tại, PVS chỉ còn lại mức giá bình quân 25.600 đồng/cp. Cùng hiện diện trên sàn Hà Nội, cổ phiếu VSP của Vận tải Dầu khí Vinashin vẫn luôn dẫn đầu thị trường về mức giá cao nhất và trở thành một trong những “điểm nóng” thu hút sự quan tâm của NĐT bên cạnh những cổ phiếu blue-chips khác. Với đà tăng giá mạnh mẽ, thị giá của cổ phiếu này đã tăng một mạch từ mức 35.900 đồng (ngày 10/6/2007 lên 144.100 đồng chỉ khoảng 2 tháng sau đó. Như vậy, chỉ trong vòng hai tháng, những ai mua được ở lân cận mức giá đáy đã có được mức lợi nhuận 200%. Ở thời điểm hiện tại, VSP là mã có thị giá lớn thứ 2 trên sàn Hà Nội sau DTC, nhưng mức giá của cổ phiếu này vẫn chỉ là... 35.200 đồng/cp. Có thể nói, hầu hết các mã thuộc tất cả các ngành nghê trên cả hai sàn đều mất giá mạnh kể từ ngày chào sàn, ngoại trừ cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai. Chào sàn vào ngày 22/12/2008 với mức giá tham chiếu 40.000 đồng/cp, ngây trong ngày đầu tiên giao dịch, HAG đã tăng hết biên độ để đóng cửa với mức giá 48.000 đồng/cp. Tăng liên tục 10 phiên sau đó bất chấp thị trường liên tục đi xuống, giờ đây sau nhiều phiên điều chỉnh, HAG vẫn đang có mức giá 52.500 đồng/cp và trở thành mã chứng khoán duy nhất còn giữ mức giá cao hơn giá ban đầu. Theo Nguyễn Tuân InfoTV |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
|
|