Home UserCP Memberlist Register Calendar FAQ
Home

Trở lại   Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam > THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI > Tin Tức Thị Trường - Bình Luận
Tên tài khoản
Mật khẩu
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-06-2012, 04:18 PM
nghiathanh2000 nghiathanh2000 đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 38
Mặc định 2009 - Năm ảm đạm của đồng USD

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đồng USD – đơn vị tiền tệ “mạnh nhất” trên thế giới đã trải qua một năm tuột dốc không phanh, khiến các nhà đầu tư lo lắng bán tháo một lượng lớn. Tuy nhiên, gần về cuối năm, đồng USD lại đảo chiều. Song giới trong ngành cho rằng, đồng USD tăng chỉ là sự điều chỉnh kỹ thuật của thị trường. Năm 2010, đồng Mỹ kim vẫn sẽ tiếp tục tụt giảm. Tuột dốc do mối họa từ chính sách nới lỏng tài chính

Từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tới nay, chính phủ toàn cầu dốc sức giải cứu thị trường đến nay, chỉ số đồng USD không ngừng rơi xuống mốc thấp nhất trong lịch sử, thường xuyên ở mức 75USD và đã hơn một lần xuống dưới mốc này. Trong bối cảnh giá dầu mỏ, vàng, hàng hóa tăng mạnh, tỷ giá đồng USD/EUR, tỷ giá USD/Bảng Anh, tỷ giá USD/đô la Úc đều trượt giảm.

Nhà phân tích kinh tế tại OCBC - ngân hàng lớn thứ ba Singapore Đống Minh cho rằng, “Năm 2009, chính sách tiền tệ nới lỏng cực độ của các nước ở mức độ rất lớn đã khiến chỉ số đồng USD tuột dốc không phanh. Đồng USD lãi suất thấp đã khiến các nhà đầu tư xem nhẹ đồng Mỹ kim và nhanh nhóng muốn bán tháo số tài sản này. Việc này cũng đã khiến cho tỷ giá của đồng USD so với các đơn vị tiền tệ khác giảm liên tục. Hơn nữa, sau khi Ngân hàng trung ương Úc nâng lãi suất, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED trong thời gian ngắn không thể nâng lãi suất, thế giới đã sử dụng đồng USD để buôn bán chứng khoán, đồng USD rơi vào tình cảnh thê thảm”.

Cũng theo ông Đống, “Năm 2009, chính phủ Obama vẫn tích cực thúc đẩy đề án cải cách y tế, đồng thời ở mức độ nhất định đã giành được nhiều tiến triển, điều này chắc chắn sẽ từng bước gia tăng thêm thâm hụt tài chính. Dưới sức ép thâm hụt ngân sách khổng lồ, đồng USD rất khó mà không sụt giảm mạnh”.

Do còn thừa 250 tỷ USD trong gói tiền cứu trợ dành cho ngành ngân hàng, chính phủ Mỹ đã nâng dự đoán thâm hụt tài chính năm tài khóa 2009. Tuy nhiên, chiều hướng đi lên của tỷ lệ thâm hụt ngân sách Mỹ trong vài năm tới vẫn không thể thay đổi được. Nếu bội chi ngân sách với quy mô lớn chắc chắn sẽ khiến đồng USD mất giá và đe dọa tới vị thế quốc tế của tiền tệ này. Đồng thời mức thâm hụt ngân sách khổng lồ này cũng sẽ buộc chính phủ Mỹ mở rộng quy mô phát hành trái phiếu chính phủ, còn trong tình cảnh đồng USD mất giá và mất đi sức hấp dẫn trên thị trường, rất có thể sẽ gây ra lạm phát.

Đây có lẽ là lần đầu tiên vị thế của đồng đôla thực sự bị thách thức sau hơn 60 năm thống trị tiền tệ thế giới - kể từ ngày 44 quốc gia họp nhau tại Bretton Wood, Mỹ vào tháng 7/1944 để thống nhất về hệ thống tài chính - tiền tệ toàn cầu.

Chiều hướng tăng sẽ kéo dài trong 3 – 6 tháng nữa?

Năm 2009 sắp kết thúc, khi thị trường đều cho rằng việc FED nâng lãi suất là vô vọng và coi nhẹ đồng USD, thì đồng USD này lại bật ngờ nhẹ nhàng đảo chiều. Hôm 17/12 (theo giờ địa phương), trên thị trường New York, chỉ số đồng USD đóng cửa ở ngưỡng 77,84, mức cao nhất trong hơn 3 tháng qua.

Hội nghị lãi suất của FED là đòn bẩy lớn nhất cho chỉ số USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng qua. Mặc dù FED vẫn tiếp tục giữ chính sách lãi suất không đổi và cho biết trong thời gian dài vẫn giữ mức lãi suất như hiện nay, nhưng điều này lại mang đến tâm lý lạc quan cho nền kinh tế Mỹ, hơn nữa FED thông báo sẽ cân nhắc việc kết thúc các chương trình cho vay khẩn cấp vào tháng 2 năm sau. Tuyên bố này đã khiến đồng USD tăng giá.

Trong 3 – 6 tháng tới, chỉ số đồng USD sẽ tiếp tục theo chiều hướng tăng. Một mặt, gần đây số người thất nghiệp phi nông nghiệp và số liệu bán lẻ tốt hơn so với dự đoán và lòng tin người tiêu dùng đã cải thiện, điều này đã nâng cao giá trị của đồng USD. Mặt khác, khủng hoảng nợ Dubai vẫn chưa được hóa giải hoàn toàn, đồng thời nợ quốc gia của Hy Lạp, Tây Ban Nha cũng lần lượt bị hạ thứ hạng hoặc bị cảnh báo, rủi ro của các nhà đầu tư có phần giảm hơn do chuyển hướng sang đầu tư vào các loại tài sản thanh toán bằng đồng USD, ở mức độ nhất định sẽ đẩy đồng USD tăng giá.

Số phận suy yếu của đồng USD khó thay đổi?

FED không nâng lãi suất, nhưng đồng USD đã đảo chiều. Tuy nhiên, sự đảo chiều này thực sự có thể thúc đẩy chiều hướng đồng USD tăng mạnh trong thời gian dài? Hay chỉ là “ánh sáng phản chiếu” trước khi sụt giảm mạnh hơn của đồng USD? Hiện nay, thị trường đều dự đoán, hành động nâng lãi suất sớm nhất của FED có thể vào quý II/2010, hoặc muộn hơn, nhưng vậy sau 3 – 6 tháng, hướng đi của đồng USD sẽ như thế nào?

Một chuyên gia phân tích kinh tế vĩ mô cho rằng, chiều hướng tăng của đồng USD gần đây ở mức độ rất lớn vẫn là do tâm lý né tránh rủi ro của thị trường, hơn nữa những dự đoán hiện nay của thị trường về sự phục hồi kinh tế của châu Âu vẫn thấp hơn so với Mỹ. Tâm lý né tránh rủi ro tiền tệ của quốc gia khác, nên xuất hiện hiện tượng vốn chảy vào Mỹ là bình thường.

Tuy nhiên, một chuyên gia kinh tế lâu năm nhận định, từ bây giờ cho đến trung tuần tháng 2 năm sau, đồng USD sẽ đảo chiều, nhưng duy trì không quá lâu, từ 1 đến 2 năm tới đồng USD vẫn giảm.

Nhà sách lược ngoại tệ của Standard Chartered tại Singapore, ông Callum Henderson cho rằng, từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy, cho dù FED bắt đầu nâng lãi suất, sau một năm đồng USD cũng khó tăng trưởng ổn định.



Vanginfo.vn
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 06-06-2012, 04:18 PM
alex.chan alex.chan đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 32
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các nhà hoạch định chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng để nền kinh tế Mỹ khôi phục triệt để cần từ 5 - 6 năm nữa.

Biên bản ghi nhớ trong cuộc họp hoạch định chính sách gần đây của FED, công bố ngày 24-11, tiết lộ một số nhà hoạch định chính sách của FED cho rằng do những thách thức phải đối mặt vẫn còn, nền kinh tế Mỹ muốn khôi phục triệt để phải cần thời gian dài.

Theo giải thích của FED, khôi phục triệt để nghĩa là nền kinh tế Mỹ có thể tiếp tục tăng trưởng bền vững, việc làm không ngừng mở rộng, mức độ lạm phát nằm trong tầm kiểm soát.

Theo tài liệu trên, FED cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2009 ước đạt từ 0 – 0,5%, năm 2010 dự kiến đạt 2 – 4% . Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, năm 2009 ước từ 9,8 - 10,3%, năm 2010 vẫn còn cao từ 8,6 - 10,22%.

Đồng thời, FED quyết định duy trì tỷ lệ lãi suất của Quỹ liên bang là 0,25%, không thay đổi. Tuy nhiên, các nhà hoạch định cho rằng lãi suất dài hạn thấp sẽ làm tăng nguy cơ của thị trường tài chính và gây ra lạm phát. FED cũng cam kết sẽ cảnh giác với nguy cơ này.



Vanginfo.vn
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 06-06-2012, 04:18 PM
vuongthaivan vuongthaivan đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 59
Mặc định

Một nhóm các nhà kinh tế học thương mại của Mỹ đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của năm tới, nhưng vẫn cho rằng khó chặn đứng đà gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Theo kết quả một cuộc khảo sát được công bố hôm qua thứ Hai, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh tế học thương mại Mỹ (NABE) dự báo mức tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ trong năm 2010 sẽ là 2,9%, cao hơn dự báo 2,6% được đưa ra hồi tháng 10.

Theo hiệp hội này “tăng trưởng GDP thực tế sẽ đủ bù đắp lại những thiệt hại do cuộc suy thoái; và sản xuất sẽ trở lại ở mức cao kỷ lục vào cuối năm 2010.” Cũng theo dự báo của hiệp hội, năm 2009, kinh tế Mỹ sẽ giảm sút 2,4%, khả quan hơn mức 2,5% đưa ra hồi tháng 10.

NABE cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ duy trì ở mức trung bình 10% từ quý 4/2009 đến quý 2/2010 và sẽ giảm xuống còn 9,6% vào cuối năm 2010. Chủ tịch Lynn Reaser của NABE cho biết “trong vài tháng tới, các công ty sẽ tuyển thêm người thay vì cắt giảm.” Đã có 7,3 triệu việc làm bị cắt giảm kể từ tháng 12/2007 khi cuộc suy thoái bắt đầu; đến tháng trước tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 10,2%, mức cao nhất trong hơn 26 năm qua.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy lạm phát sẽ không tăng cao như dự tính; chỉ số trượt giá tổng tiêu dùng cá nhân cơ bản (core personal consumption expenditure deflator) sẽ tăng 1,5% trong năm 2010, bằng với mức năm 2009; Lạm phát nhiều khả năng sẽ ở mức thấp do thất nghiệp nhiều và năng suất tăng lên sẽ kéo giá nhân công giảm. Mức tiết kiệm cá nhân được dự báo trung bình khoảng 4% năm 2010, mức cao nhất kể từ năm 1998.



Vanginfo.vn
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:51 PM
Sử dụng mã nguồn vBulletin® Phiên bản 3.6.8
© 2007 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên DTNTHB.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam

Liên hệ   Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam         Lưu Trữ  


Footer
vBSkinworks Top