Home UserCP Memberlist Register Calendar FAQ
Home

Trở lại   Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam > THỊ TRƯỜNG VÀNG > Tin Tức Thị Trường - Bình Luận
Tên tài khoản
Mật khẩu
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Bài gửi hôm nay

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
truongthangco truongthangco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 144
Mặc định Tổng hợp tin tức thị trường Vàng 31-8

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các nhà sản xuất vàng trang sức Ấn Độ dự đoán rằng doanh số bán vàng trang sức của nước này sẽ đạt đỉnh trong mùa lễ hội, được coi là thời gian thích hợp để mua vàng. Lễ hội Eid vào mùa thu năm nay sau đó là lễ hội Diwali vào tháng 10

Thời tiết cũng là nguyên nhân khiến doanh số bán vàng trang sức tăng. Thời tiết năm nay dự đoán rất ôn hòa, thúc đẩy ngành nông nghiệp Ấn Độ, cải thiện thu nhập người dân, dẫn đến vàng bán lẻ sẽ tăng lên do nhu cầu của người dân tăng cao.

Đầu tư là một nhân tố khác thúc đẩy lực mua vàng trang sức. Nhu cầu đầu tư vẫn mạnh dù giá vàng. Nhập khẩu vàng của Ấn Độ năm nay có thể đạt đỉnh 1,000 tấn
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
topwellknittingco topwellknittingco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 148
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xuất khẩu vàng của Thái Lan tăng 3,919% lên $995 triệu tháng 6 vì giá vàng tăng cao hơn. Xuất khẩu vàng trong 7 tháng đầu tiên tăng 19.02% lên $4.4 tỉ

Tuy nhiên khối lượng nhập khẩu vàng giảm 64.49% xuống 15.83 tấn trong tháng 7 trong khi giá trị giảm 54.85% xuống $769 triệu

Riêng trong tháng 7, nhập khẩu vàng của Thái Lan tăng 13.5% lên $18.72 tỉ. Nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng 26.1% lên $130.25 t

Vanginfo.vn
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
anoasisresort anoasisresort đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 142
Mặc định

Nhật Bản xuất khẩu 6.1 tấn vàng trong tháng 7, khiến xuất khẩu vàng của nước này có thể đạt kỉ lục năm nay
Nhật đã xuất tổng cộng 6.2 tấn vàng trong tháng 7 và nhập khẩu chỉ 0.06 tấn

Nhật một lần nữa lại là nhà xuất khẩu vàng ròng tính đến thời điểm này trong năm với lượng xuất khẩu 49 tấn trong 7 tháng đầu năm
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
smartmxtt smartmxtt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 128
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Quĩ SPDR mua 1,51 tấn vàng

Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust trong phiên giao dịch hôm qua 30/8 đã mua vào 1.51 tấn vàng. Lượng nắm giữ vàng của quĩ tăng lên mức 1,232.31 tấn.


Dưới đây số liệu chi tiết thay đổi lượng nắm giữ vàng trong thời gian qua của quĩ SPDR:
Ngày : Khối lượng (tấn)
30/8 1,232.31
26/8 1.230,79
24/8 1.232,31
23/8 1,259.56
22/8 1,284.40
19/8 1.290,76
18/8 1,286.82
17/8 1,271.98
16/8 1,262.89
14/8 1.260,77
11/8 1,272.89
10/8 1,296.518
9/8 1,296.898
8/8 1,309.922
3/8 1,286.297
2/8 1,281.754

29/7 1,263.579
28/7 1,262.974
27/7 1,244.799
22/7 1,241.76
21/7 1,242.67
19/7 1,246.01
18/7 1,249.34
15/7 1.236,01
12/7 1.225,41
8/7 1.205,41
1/7 1.205,85

29/6 1,208.233
17/6 1,209.142
10/6 1.200,959
08/06 1,211.87
07/06 1,212.87
06/06 1,212.87
3/06 1,212.87
02/06 1,212.87
1/6 1,212.866
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
sesvt sesvt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 167
Mặc định

Vàng tăng mạnh 2% vượt 1.830 USD/ounce trong phiên 30/8, khi số liệu niềm tin tiêu dùng của Mỹ giảm mạnh và những nhận xét của Fed khiến thị trường tin rằng Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa để kích thích kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu an toàn trong kim loại quý.

Vàng tăng mạnh trong giờ giao dịch Châu Âu, mở cửa giwof giao dịch New York tại mức giá $1825.5. Lực chốt lời đầu giờ đẩy giá giảm về mức $1814.75. Sau thông tin thất vọng về niềm tin tiêu dùng của Mỹ, lực mua quay trở lại đẩy giá tăng lên mức $1834 vào giữa phiên giao dịch trước khi đóng cửa tại mức $1827.25. Trong thời gian sau giờ giao dịch chính thức, giá tiếp tục tăng lên mức $1839.

Trên sàn Comex, vàng giao tháng 12 chốt giá đóng cửa tăng 38,2 USD, tương đương 2,1% lên 1.829,8 USD/ounce.

Thông tin niềm tin tiêu dùng của Mỹ công bố trong ngày hôm qua giảm mạnh xuống mức 44.5 điểm giảm mạnh so với mức 59.2 điểm của tháng trước. Thêm vào đó là những thông tin thất vọng từ kinh tế Châu Âu và những lo ngại mới về nợ công của Hy lạp cũng đã thúc đẩy nhu cầu mua vàng.

Vàng giao ngay đã tăng 12% trong tháng này, lập kỷ lục 1.913.5 USD/ounce hôm 23/8.

Frank McGhee, nhà phân tích thuộc Integrated Brokerage nhận xét “Những dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ và Châu Âu đã kéo trở lại những lo ngại về kinh tế toàn cầu. Lực mua vàng vật chất tại Châu Âu do những quan ngại sâu sắc về triển vọng tăng trưởng”.

Chủ tịch Fed tại Chicago ông Charles Evans trong một buổi trả lời phỏng vấn với hãng CNBC nhấn mạnh: “Chúng tôi cần những hành động hơn nữa để thúc đayả kinh tế Mỹ”. Thông tin này đã làm tăng niềm tin cho nhà đầu tư.

Frank Lesh nhà phân tích của FuturePath Trading nhận xét “Fed có khả năng đã sẵn sàng cung cấp hỗ trợ thêm cho nền kinh tế. Càng in thêm nhiều tiền, càng làm tăng lo ngại về nền kinh tế đang chậm lại và đôla suy yếu đang lôi cuốn nhiều người hơn đến với vàng”

Fed hôm qua công bố biên bản cuộc họp ngày 9/8. Biên bản cho thấy, một số thành viên đã “cảm thấy rằng sự phát triển kinh tế gần đây đang minh chứng cho sự tăng trưởng chậm lại đáng kể”, bên cạnh cam kết giữ lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục đến giữa năm 2013.

Bất chấp việc Ông Charles Evans thuôc Fed Chicago kêu gọi gia tăng kích thích kinh tế, Chủ tịch Fed Minneapolis Ông Narayana Kocherlakota đã có những phát biểu làm dập tắt những hy vọng về nới lỏng thêm nữa.
Fed đang chịu nhiều sức ép nhằm phục hồi kinh tế khi tỉ lệ lạm phát đang đứng ở mức cao.

Giới phân tích hiện tại sẽ chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn trong kỳ họp của uỷ ban chính sách tiền tệ FOMC của Fed trong tháng 9 tới.

Trong năm nay, giá vàng đã tăng gần 30%. Một trong những nguyên nhân khiến giá leo dốc trong tháng 8 là bởi sách tiền tệ siêu nới lỏng của Fed, trong đó có cam kết duy trì lãi suất gần 0 ít nhất 2 năm nữa sau khi chương trình mua trái phiếu 600 tỷ USD hết hạn vào tháng 6.

Vanginfo.vn
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
contact contact đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 270
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đó là câu hỏi được nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra trước sự trồi sụt của giá vàng. Vàng là một loại tiền tệ đặc biệt, vàng là tài sản tài chính hay chỉ là hàng hóa bình thường?



Thị trường vàng vừa trải qua những ngày biến động lên xuống thất thường chưa từng có trong lịch sử. Cái mà người ta gọi là “cơn điên loạn của giá vàng”, để lại nhiều hậu quả.

Không ít người dân đổ xô đi mua vàng ở giá rất cao, cao hơn cả giá thế giới tới gần 2 triệu đồng/lượng và rồi đang phải xót xa khi giá vàng tụt dốc. Nhiều chuyên gia cho rằng, cơn sốt vàng này không phải do yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước bất ổn, trên thực tế, các chỉ tiêu cân đối vĩ mô đang tốt dần lên, nguyên nhân nằm ở chỗ: Nhân cơ hội giá vàng quốc tế biến động, cộng với việc chưa có chính sách kiểm soát thị trường vàng của Nhà nước, giới đầu cơ đã tạo sóng, làm căng thẳng thị trường tiền tệ trong thời gian ngắn và tác động làm thay đổi tỷ giá.

Vào ngày 9/8, người dân chen nhau mua vàng khi giá lên đỉnh lần thứ nhất là hơn 46 triệu đồng/ lượng và lần thứ hai là hơn 49 triệu đồng/lượng ngày 23/8 vừa qua. Cả hai lần này NHNN đều can thiệp bằng cách cấp quota nhập khẩu với điều kiện doanh nghiệp tích cực bán và kéo giá trong nước về sát thế giới.

Tuy nhiên, cấp quota nhập khẩu vàng khi giá lên đỉnh, vàng chưa về tới nơi giá đã hạ nhiệt. Bán vàng bình ổn giá khi giá lên đỉnh hôm trước, hôm sau giá xuống thấp hơn cả giá bình ổn. Và một sự thật không thể biện hộ là, giá vàng trong nước tăng nhanh, tăng cao hơn nhiều so với giá thế giới do tình trạng khan hiếm vàng, do người dân phải xếp hàng để mua vàng, trong đó không ít người phải bỏ cuộc vì câu trả lời “hết vàng” của các công ty.

Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT TCT vàng Agribank Việt Nam khẳng định: “Khi vàng nhập khẩu mang về không kịp thời và trong nước rõ ràng cũng có hiện tượng khan hàng thì dẫn đến có thể có hiện tượng đầu cơ, giá vàng trong nước có lúc cao hơn thế giới gần 1,5 triệu đồng/lượng”.

Những ngày qua, dù rằng NHNN, các công ty kinh doanh vàng đều đổ lỗi cho đầu cơ, làm giá về sự điên loạn của giá vàng nhưng rõ ràng, có hiện tượng cung không đủ cầu trên thị trường. Và người ta bắt đầu đặt câu hỏi về việc ồ ạt xuất trên 30 tấn vàng trong vòng 7 tháng, bất chấp những phân tích về hậu quả của việc này.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc điều hành thị trường vàng của NHNN trong thời gian qua cho thấy sự lúng túng, chậm chạp của cơ quan này.
Đầu tiên là Dự thảo nghị định về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung cấm mua vàng miếng, chỉ NHNN có chức năng thu mua vàng miếng từ khu vực dân cư. Tuy nhiên cuối cùng thì giải pháp này chưa được thực hiện đã thay bằng giải pháp khác. Hay cho xuất vàng ồ ạt để rồi phải cấp quota nhập khẩu vàng, gây rối loạn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế. Thuế xuất khẩu vàng cũng chỉ được ban hành khi vài chục tấn vàng đã chảy ra khỏi Việt Nam, khi vàng trong nước đã rơi vào tình trạng khan hiếm.

TS.Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế cho rằng: “Thay vì mục tiêu giữ ổn định thị trường tài chính, thì họ lại nặng về mục tiêu giữ sao cho giảm nhập siêu, không cho phép nhập khẩu vàng. Chính quyết định chậm trễ này đã làm cho tạo cơ hội cho sự chênh lệch giá vàng trong nước và nước ngoài rất cao”.

Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT TCT vàng Agribank Việt Nam: “Nếu như NHNN cho phép mua vàng trên tài khoản nước ngoài để cân đối, thì các ngân hàng hiện nay đang tồn 1 số lượng vàng huy động lớn, họ có thể bán vàng vật chất ở trong nước, đồng thời cũng với giá đó, người ta cân đối mua trên tài khoản nước ngoài để đảm bảo không rủi ro trượt giá thì không cần nhập khẩu vàng vật chất về làm gì cả. Họ sẽ dùng ngay lượng vàng mà người dân gửi trong nước bán ra để cung ứng cho thị trường. Như vậy, nhập khẩu sẽ giảm đi rất nhiều, tôi khẳng định là sẽ giảm đi hơn 1 nửa”.

Ngay lúc này, theo nhiều chuyên gia kinh tế, cơ quan quản lý cần xác định rõ 3 vấn đề: Thứ nhất, vàng là gì? Là một loại tiền tệ đặc biệt, tài sản tài chính hay chỉ là hàng hóa bình thường. Thứ 2, có hình thành thị trường vàng trong nước hay không? Và thứ 3, nếu hình thành thị trường vàng trong nước thì có liên thông với thị trường vàng quốc tế hay không? Có như vậy mới hình thành được một chính sách kiểm soát thị trường vàng rõ ràng và minh bạch.

Hằng Nga
VTV
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
apgvietnam apgvietnam đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 138
Mặc định

Giá vàng vượt 1.830 USD/ounce trong phiên 30/8 bởi đầu cơ rằng Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa để kích thích kinh tế, thúc đẩy nhu cầu an toàn trong kim loại quý.

Chủ tịch Fed tại Chicago ông Charles Evans trong một buổi trả lời phỏng vấn với hãng CNBC nhấn mạnh: “Chúng tôi cần làm nhiều hơn nữa để giúp kinh tế hồi phục”. Thông tin này đã làm tăng niềm tin cho nhà đầu tư.

Frank Lesh, nhà đầu tư thuộc FuturePath Trading cho biết, Fed đang phát đi tín hiệu rằng sẵn sàng có các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế. “Càng in thêm nhiều tiền, nỗi lo về kinh tế càng lớn, đồng USD suy yếu sẽ đưa mọi người đến với vàng”, ông nói. Giá vàng đã tăng 12% trong tháng này, lập kỷ lục 1.917,9 USD/ounce hôm 23/8.

Đóng cửa phiên 30/8, giá vàng giao tháng 12 tăng 38,2 USD, tương đương 2,1% lên 1.829,8 USD/ounce. Giá vàng giao ngay tăng 44 USD lên 1.833 USD/ounce.


Diễn biến giá vàng thế giới phiên 30/8 (Nguồn: Kitco)

Fed hôm qua công bố biên bản cuộc họp ngày 9/8. Biên bản cho thấy, một số thành viên đã “cảm thấy rằng sự phát triển kinh tế gần đây đang minh chứng cho sự tăng trưởng chậm lại đáng kể”, bên cạnh cam kết giữ lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục đến giữa năm 2013.

Trong năm nay, giá vàng đã tăng gần 30%. Một trong những nguyên nhân khiến giá leo dốc trong tháng 8 là bởi sách tiền tệ siêu lỏng của Fed, trong đó có cam kết duy trì lãi suất gần 0 ít nhất 2 năm nữa sau khi chương trình mua trái phiếu 600 tỷ USD hết hạn vào tháng 6.
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
saigonhotel saigonhotel đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 134
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

(Vietstock) – Giá vàng trong nước sáng nay (31/08) mở cửa tăng vọt hơn 1 triệu đồng/lượng so với chiều hôm trước và quay lại mức giá trên 47 triệu đồng/lượng sau khi giá thế giới vượt qua ngưỡng 1,820 USD/oz.


Sacombank – SBJ niêm yết giá khá sớm lúc 7h40 với giá mua vào 46.61 triệu đồng/lượng và bán ra lên đến 47.39 triệu đồng/lượng đối với vàng SBJ.

Trong khi đó, lúc 8h10, Công ty Vàng bạc Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua bán đều trên mốc 47 triệu đồng/lượng. Cụ thể, giá bán ra dao động từ 47.3 – 47.35 triệu đồng/lượng tùy chủng loại vàng và ở các tỉnh thành khác nhau. Riêng giá mua vào phổ biến ở mức 47 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, trên thị trường tự do, giá vàng bán ra đã nhanh chóng bứt phá lên 47.45 – 47.55 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC tùy chủng loại. và giá mua vào từ 47.05 - 47.12 triệu đồng/lượng.

Một số công ty kinh doanh vàng khác là PNJ, Doji, Bảo Tín Minh Châu vẫn giữ mức giá niêm yết của chiều hôm trước dao động trong khoảng trên dưới 46 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra.

Giá vàng thế giới theo biểu đồ của Kitco hiện ở mức 1,830 USD/oz, quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank sẽ có mức giá xấp xỉ 46 triệu đồng/lượng. Như vậy, nếu trừ các khoản thuế và chi phí, vàng trong nước hiện đắt hơn thế giới từ 700 – 800 ngàn đồng/lượng.
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
fonny fonny đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 143
Mặc định

Các bản tin do các hãng tài chính danh tiếng thế giới phát hành đều dự đoán 1.500 USD/oz là ngưỡng tâm lý quan trọng của vàng vào cuối năm 2011. Nhưng đó là con số đã quá lạc hậu so với diễn biến thực tế.


Chỉ chưa đầy 3 quý, vàng đã tăng thêm 400 USD/oz. Chưa bao giờ giá vàng tăng với biên độ lớn và nhanh đến vậy.

Ngoài dự đoán

Kết thúc quý 1/2011, khủng hoảng nợ công Châu Âu lan rộng. Vàng tăng giá đáng kể và nhanh chóng tiệm cận mức tâm lý 1.500 USD/ounce. Nhưng phải tới cuối tháng 7, vài ngày trước khi Mỹ tới hạn nâng trần nợ công, thế giới mới được chứng kiến những đợt tăng giá “khủng” thực sự của vàng. Từ 1.612,2 USD/ounce vàng giao ngay chốt ngày 25/7, sau 24 ngày biến động, tính đến 22/8, vàng lập đỉnh 1.917 USD/ounce. Mức tăng cụ thể đạt được trong thời gian này là 305,2 USD/ounce. Và trong 2 quý 2 tháng đầu năm 2011, vàng đã tăng xấp xỉ giá 40%.

Cùng với đà tăng vọt của giá vàng là sự tháo chạy của các nhà đầu tư ra khỏi dầu thô, chứng khoán và USD. US Dollar Index sụt giảm gần 10% so với thời điểm cuối tháng 8/2010. Dầu thô từ 100 USD/thùng trong tháng 8, rơi xuống dưới 80 USD/ thùng dầu, mất khoảng 15% . Ngày 19/8, khi vàng chạm mốc kỷ lục 1.828,50 USD/ounce, chỉ số công nghiệp Dow Jones lập tức bốc hơi 3,7% và chỉ số S&P 500 cũng mất tới 4,5%. Tổng cộng trong 1 đêm giao dịch, TTCK Mỹ mất khoảng 600 tỷ USD. Mặc dù vậy trái phiếu Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục được các nhà đầu tư đăng ký mua vào như không hề có chuyện gì xảy ra, dù trước đó lãi suất đã chạm đỉnh và chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc đã có động thái tìm lối thoát ra khỏi mối quan hệ quá chặt chẽ với đồng USD.

Đầu cơ

Nếu nhìn lại lịch sử giao dịch của các quỹ tín thác lớn nhất thế giới, thì sẽ thấy sự tăng giá điên cuồng của vàng thời gian qua cũng không quá khó hiểu. Ngoài dự báo bi quan về nền kinh tế Mỹ, thực trạng khó khăn của khối Eurozones, mãi lực vàng còn đến từ nhu cầu da dạng hóa dự trữ của các Ngân hàng trung ương, đồng thời hé mở cơ hội sinh lời cho các Quỹ tín thác. Phía mua có thêm nhiều đối tượng tham gia. Phía bán có thêm thời gian và điều kiện “nhồi giá”, hiện thực hóa lợi nhuận.

Theo dữ liệu của hãng thông tấn Bloomberg, tính tới ngày 8/8, các quỹ tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới đã nắm giữ một lượng vàng kỷ lục lên tới 2.211,095 tấn, trong đó, quỹ tín thác SPDR Gold Trust nắm giữ số lượng lớn nhất. Ở tuần lập đỉnh đầu tiên của giá vàng từ 4/8 đến 8/8, SPDR đã bán ra tổng cộng 2,86 tấn vàng. Còn ở đợt giảm sâu nhất tính chung trong 7 tuần ở ngày 12 và 15/8, SPDR lại mua vào thêm 30,93 tấn, đưa lượng vàng nắm giữ lên 1.236,01 tấn. Đà mua vào của quỹ này tiếp tục tăng 0,72% lên 1.271,985 tấn trong phiên 17/8 và chỉ dao động ở chiều ngược lại, xả hàng khi vàng lên giá kỷ lục 1.917 USD/ounce. Trong 3 ngày giao dịch từ 22-25/8, SPDR Gold Trust bán ra 27,26 tấn vàng, giảm mức nắm giữ xuống còn 1.232,31 tấn, tương đương 39.620.116 ounce, đạt giá trị trên 70,106 tỷ USD. Đây là thời điểm giá vàng đạt kỷ lục để rồi sau đó mất giá mạnh. Tuy nhiên, kể cả ở mức giá đã giảm so với đầu tháng 8 thì giá vàng vẫn tăng tới 13,5%. Đó cũng là tỷ suất sinh lợi tối thiểu có thể nhìn thấy được của các quỹ ETF (quỹ đầu tư chỉ số) trong một thời điểm mở và kết sổ ngắn hạn.

Tính toán của ngân hàng Liên bang Thụy Sỹ (UBS) cho thấy lượng nắm giữ vàng của các quỹ ETF lớn nhất đã giảm ngày thứ 2 liên tiếp, xuống còn 2.206,4 tấn tính tới ngày 22/8. Cần lưu ý ở ngày 22/8, vàng thế giới đạt tới đỉnh của mọi thời đại và tăng xấp xỉ 30% so với hồi đầu tháng. Chỉ số CBOE đo độ biến động của các quỹ ETF, dựa trên động thái mua bán của SPDR trong 22 ngày cũng đã tăng 13% - 33 %, mức cao nhất trong 2,5 năm. Và biên độ dao động này không bao gồm động thái bán ra gần 60 tấn vàng của SPDR trong đợt tăng giá cuối tháng 8, khi vàng giao dịch quanh mức 1.870 - 1.909 USD/ ounce.

Và trú ẩn

Ngày 18/8, Hội đồng Vàng thế giới công bố thống kê 198 tấn vàng đã được ngân hàng trung ương các nước mua vào để dự trữ trong năm nay. Trong đó, riêng tháng 6, Nga vốn có lượng vàng dự trữ lớn thứ 8 thế giới đã mua vào 5,85 tấn vàng, đưa lượng vàng nắm giữ lên 836,715 tấn. Kazakhstan tăng nhập vàng lần thứ 3 trong năm, thêm 3,11 tấn vào tháng 6, lên 70,434 tấn. Taijikistan cũng tăng thêm 0,04 tấn lên 3,036 tấn, Hy Lạp và Ukraina tăng thêm 0,03 tấn mỗi nước, lên lần lượt 111,506 tấn và 27,744 tấn. Thổ Nhĩ Kỳ nhập 14,1 tấn trong 2 tháng 6 và 7. Mexico nhập thêm gần 100 tấn vàng trong nhiều tháng qua, nâng lượng nắm giữ từ 6,9 tấn lên 102 tấn vàng.

Đi đầu trong khối các nước Châu Á gia tăng mua vàng thời gian qua là Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan. Lực mua của ba nước này cũng góp phần đẩy giá vàng tăng vọt. Trong 2 tháng 6 và 7, ngân hàng trung ương Hàn Quốc công bố mua vào 25 tấn vàng, trị giá 1,24 tỷ USD với giá bình quân 1.584USD/ounce, nâng tổng lượng vàng đang nắm giữ lên 39,6 tấn. Thái Lan nhập về 18,66 tấn vàng trong tháng 6, nâng lượng nắm giữ lên 127,524 tấn. Và đứng thứ 6 thế giới về lượng vàng nắm giữ với 1.000 tấn vàng, đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại hối bằng USD (khoảng 3.200 tỷ USD), Trung Quốc đã lên lộ trình tăng gấp 8 lần lượng vàng dự trữ hiện có là 1.054 tấn lên 8.000 tấn. Trong khi đó, sản lượng khai thác vàng của Trung Quốc chỉ khoảng 300-400 tấn/ năm, nên chắc chắn để đa dạng dự trữ ngoại hối thay vì tập trung vào công trái Mỹ và đồng USD, Trung Quốc sẽ tiếp tục gom mua thêm vàng trên thị trường thế giới.

Với xu hướng gia tăng kim loại quý trong dự trữ ngoại hối của các quốc gia có ngoại tệ mạnh, khi trái phiếu các chính phủ sụt giảm giá trị và đồng USD giảm sức mua, thì giá vàng càng có thêm động lực để tăng nhiệt, dù hiện nay đã rất nóng. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu vẫn giữ nguyên mục tiêu đa dạng hóa nguồn dự trữ quốc gia để phòng tránh sự sụp đổ hay suy yếu hơn nữa của đồng USD, ngân hàng trung ương các nước sẽ khó có cơ hội mua vàng với giá thấp, nếu các quỹ ETF đã và đang tiếp tục các động tác đầu cơ, nhồi giá như hiện nay. Chưa kể tới đây, nhu cầu mua vàng phục vụ mùa cưới, mùa lễ hội của các quốc gia Châu Á, Trung Đông sẽ còn dâng cao.

Bong bóng giá vàng đã phình to. Vấn đề là không có bong bóng nào có thể căng mãi. Ở thời điểm nào, bong bóng giá vàng sẽ bị chích nổ? Sau những đợt tăng chóng mặt, giờ đây, các chuyên gia tài chính đã bắt đầu “rộng tay” hơn khi nâng biên độ dao động mới. Thời gian cho việc cán mốc 2.500 USD/ ounce của vàng tới đây đã được rút ngắn xuống chỉ bằng quý, thậm chí bằng tháng. Còn diễn biến thực tế vẫn có thể đi trước, hoặc theo sau những dự đoán.
Một thông tin đáng lưu ý là trong quý 2/ 2011, trùng thời điểm giá vàng tăng cao, quỹ SPDR đã vượt qua SPDR S&P để trở thành quỹ ETF có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới. Khi những đại tỷ phú đang củng cố vị thế và cổ phần tại các quỹ tín thác vàng, thì có lẽ, dòng tiền trên quy mô toàn cầu vẫn sẽ còn tiếp tục luân chuyển trong kênh đầu tư vàng. Một vài cảnh báo được cho là không còn sớm và khá hữu ích đối với những quốc gia đang rót thêm tiền vào vàng. Việc xem lại “chiến thuật phòng ngự” trước diễn biến bất thường của vàng thông qua tấm gương của những quốc gia từng nếm trải khủng hoảng như các nước Châu Á năm 1997, chắc chắn không thừa. Bởi cũng như những đợt tăng giá ngoài dự đoán vừa qua, không ai có thể khẳng định là sẽ không có một cuộc chiến tiền tệ nào phát xuất từ thứ kim loại lóng lánh, đang tái lập ngôi bản vị mới của thế giới “kim tiền”!


Theo Lê Mỹ
DDDN
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 29-06-2012, 01:32 PM
lienhoa lienhoa đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 146
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

SPDR đã lần đầu tiên có tên trong danh sách 15 tổ chức, NHTW, định chế tài chính nắm giữ vàng nhiều nhất, với vị trí thứ 6, chỉ sau Pháp, Đức, Italia, IMF và Mỹ.

Giá vàng thế giới đã vượt 1.900 USD/ounce trong tháng 8 năm nay, tăng gần 30% kể từ đầu năm, bởi thị trường chứng khoán suy yếu và kinh tế toàn cầu bất ổn.

15 tổ chức, ngân hàng trung ương, định chế tài chính quốc tế và các chính phủ lớn được cho là nắm giữ 16,5% tổng lượng vàng của thế giới, tức khoảng 30.700 tấn. Dưới đây là danh sách cụ thể theo báo cáo tháng 8/2011 của Hội đồng Vàng Thế giới, tính theo giá vàng ngày 30/8.

15. Bồ Đào Nha
Giá trị nắm giữ: 24,6 tỷ USD
Tổng dự trữ: 421,5 tấn
Quốc gia ở phía cực tây của châu Âu có trữ lượng vàng lớn thứ 15 trên thế giới. Với 421,5 tấn, dự trữ vàng của Bồ Đào Nha do ngân hàng Banco de Portugal quản lý, hiện có giá trị khoảng 24,6 tỷ USD, chiếm 84,8 dự trữ ngoại hối quốc gia.

14. Đài Loan
Giá trị dự trữ: 27,2 tỷ USD
Tổng dự trữ: 466,8 tấn
Nổi tiếng về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Đài Loan còn là một trong các vùng lãnh thổ có dự trữ vàng hàng đầu thế giới.
Ngân hàng Đài Loan (Trung Quốc) hiện quản lý 466,8 tấn vàng, trị giá 27,2 tỷ USD theo giá của ngày 18/7, chiếm 5% dự trữ ngoại hối.

13. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)
Giá trị: 32,23 tỷ USD
Tổng dự trữ: 553,3 tấn
Được Liên minh châu Âu thành lập vào năm 1998, ECB chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của các nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu, có trụ sở ở Frankfurt, Đức.
ECB hiện quản lý 553,3 tấn vàng, chiếm 31,3% dự trữ ngoại hối và có giá trị 32,23 tỷ USD.

12. Ấn Độ
Giá trị: 35,79 tỷ USD
Tổng dự trữ: 614,6 tấn
Vài năm gần đây, dự trữ vàng của Ấn Độ tăng mạnh. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới hiện giữ vị trí thứ 12 về dự trữ vàng. Tháng 11/2009, nước này chi ra 6,9 tỷ USD để mua 200 tấn vàng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Hiện Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đang quản lý 614,6 tấn vàng, trị giá 35,79 tỷ USD, bằng 8,7% dự trữ ngoại hối.

11. Hà Lan
Giá trị: 39,3 tỷ USD
Tổng dự trữ: 674,9 tấn
Hà Lan là quốc gia có trữ lượng vàng lớn thứ 11 với 674,9 tấn. Ngân hàng Hà Lan là cơ quan điều hành hoạt động tài chính quốc gia, trong đó bao gồm cả vàng dự trữ. Lượng vàng của Hà Lan có giá trị khoảng 39,3 tỷ USD, chiếm 58,9% dự trữ ngoại hối.

10. Nhật Bản
Giá trị: 49,11 tỷ USD
Tổng dự trữ: 843,3 tấn
Mặc dù Nhật Bản đứng thứ 10 trong danh sách, nhưng lượng vàng nước này nắm giữ chỉ chiếm 3,3% tổng giá trị dự trữ ngoại hối. Tính theo giá thị trường, tổng lượng vàng do Nhật nắm giữ có giá trị khoảng 49,11 tỷ USD. Số vàng này do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quản lý.

9. Nga
Giá trị: 53,7 tỷ USD
Tổng dự trữ: 922 tấn
Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga hiện quản lý 922 tấn vàng, trị giá 53,7 tỷ USD, chiếm 7,7% dự trữ ngoại hối quốc gia.
Năm 2009, Nga tăng sản lượng vàng lên 21%, một phần nhờ một số mỏ mới được đưa vào khai thác. Năm ngoái, Nga đã vượt Nhật Bản về tổng dự trữ với lượng vàng tăng thêm 140 tấn.

8. Thụy Sỹ
Giá trị: 66,78 tỷ USD
Tổng dự trữ: 1.146,2 tấn
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ có trách nhiệm quản lý các chính sách tiền tệ của nước này và cả 1.146,2 tấn vàng trong kho dự trữ.
Là nước có dự trữ vàng lớn thứ 7 trên thế giới, lượng kim loại quý do Thụy Sỹ nắm giữ có giá 66,75 tỷ USD và chiếm 17,8% dự trữ ngoại hối quốc gia.

7. Trung Quốc
Giá trị: 67,65 tỷ USD
Tổng dự trữ: 1.161,6 tấn
Với 1.161,6 tấn vàng, quốc gia đông dân nhất thế giới này hiện đứng thứ 7 về dự trữ vàng, chỉ chiếm có 1,6% dự trữ ngoại hối. Với dân số 1,34 tỷ người, tính ra mỗi người Trung Quốc đang sở hữu số vàng giá trị 50,49 USD, tổng là 67,65 tỷ USD.

6. SPDR Gold ETF (GLD)
Giá trị : 70,7 tỷ USD
Nắm giữ vàng: 1.231,9 tấn
Không giống như các định chế nắm giữ vàng quan trọng khác, đây chỉ là một quỹ đầu tư có thể mua vàng. Với giá vàng tăng vọt, SPDR đã có tên trong bảng xếp hạng quan trọng, với 70,7 tỷ USD và 1.231,9 tấn vàng tính đến hết quý 2 năm nay.
SPDR Gold Trust cũng đã lần đầu tiên vượt S&P 500 SPDR để trở thành quỹ ETF lớn nhất thế giới từ ngày 22/8.

5. Pháp
Giá trị: 156,31 tỷ USD
Tổng dự trữ: 2.683,8 tấn
Ngân hàng Quốc gia Pháp Banque De France là nơi nắm giữ vàng của quốc gia này, chiếm 66,1% tổng dự trữ ngoại hối. Dự trữ hiện là 2.683,8 tấn vàng trong kho dự trữ, giá trị 156,31 tỷ USD.

4. Italy
Giá trị: 157,36 tỷ USD
Tổng dự trữ: 2.701,9 tấn
Ngân hàng Banca D’Italia hiện là nơi quản lý dự trữ ngoại hối của nước này, với 2.701,9 tấn vàng trong kho, đứng thứ 4 trên thế giới.
Lượng vàng của ngân hàng này nắm giữ có giá trị 157,36 tỷ USD và chiếm 71,2% dự trữ ngoại hối quốc gia.

3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Giá trị: 180,6 tỷ USD
Tổng dự trữ: 3.101 tấn
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là cơ quan giám sát các hoạt động kinh tế quốc tế của 185 quốc gia thành viên. Chính sách về vàng của quỹ này đã thay đổi trong 25 năm qua, nhưng lượng vàng dự trữ của họ vẫn đóng vai trò làm ổn định thị trường thế giới và trợ giúp các nền kinh tế.
IMF hiện nắm giữ 3.101 tấn vàng, với giá trị đạt 180,6 tỷ USD theo giá ngày 30/8.

2. Đức
Giá trị: 218,28 tỷ USD
Tổng dự trữ: 3.747,9 tấn
Ngân hàng Trung ương Đức hiện cất giữ khoảng 3.747,9 tấn vàng, giá trị 218,28 tỷ USD. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của Đức chiếm 71,4% tổng giá trị dự trữ ngoại hối của nước này.

1. Mỹ
Giá trị: 522,16 tỷ USD
Tổng dự trữ: 8.965,6 tấn
Kho vàng của Mỹ đặt ở Kentucky – còn đuợc biến đến dưới cái tên khác như Fort Knox - là nơi chứa vàng nổi tiếng nhất trên thế giới. Nơi đây cất giữ phần lớn dự trữ vàng của Mỹ, phần còn lại được trữ tại xưởng đúc tiền Philadelphia, xưởng đúc tiền Denver, kho vàng West Point và Văn phòng phân tích kim loại quý San Francisco.
Tổng lượng vàng nắm giữ của Mỹ là 9.965,6 tấn, giá trị 522,16 tỷ USD theo giá ngày 30/8.

Ngyễn Hằng
Theo CNBC
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời



Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:08 PM
Sử dụng mã nguồn vBulletin® Phiên bản 3.6.8
© 2007 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên DTNTHB.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam

Liên hệ   Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam         Lưu Trữ  


Footer
vBSkinworks Top