Home UserCP Memberlist Register Calendar FAQ
Home

Trở lại   Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam > THỊ TRƯỜNG VÀNG > Thị trường vàng thế giới
Tên tài khoản
Mật khẩu
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Bài gửi hôm nay

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-06-2012, 09:17 AM
adlienphuong adlienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 143
Mặc định Quản lý thị trường vàng - Đảm bảo quyền lợi người sở hữu

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Văn Bình tuyên bố vàng SJC trở thành thương hiệu vàng của NHNN, khi có điều kiện sẽ chuyển thành thương hiệu SBV của NHNN, các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng tỏ ra bất an vì chưa có giải pháp cụ thể để xử lý lượng vàng đã sản xuất cũng như khấu hao dây chuyền sản xuất. Người dân đang nắm giữ vàng không phải của thương hiệu này tiếp tục bán để đổi vàng SJC nhằm giảm thiểu rủi ro.



Ngưng sản xuất vàng miếng ngoài SJC
Mặc dù nghị định quản lý vàng vẫn chưa được thông qua nhưng hiện nay, một số doanh nghiệp sản xuất vàng miếng ngoài SJC như Công ty Vàng bạc Đá quý Sacombank - SBJ, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ, Công ty Vàng bạc đá quý Agribank - AJC đã ngưng sản xuất vàng miếng theo yêu cầu của NHNN.

Bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sacombank - SBJ cho rằng khi nghị định được ban hành chính thức, một số doanh nghiệp thỏa điều kiện vẫn được kinh doanh vàng miếng bình thường. “Thế nhưng, chi phí đầu tư các thiết bị máy móc để sản xuất vàng miếng trị giá hàng chục ngàn USD cũng như thương hiệu vàng miếng của công ty thời gian qua coi như lãng phí”, bà Chi tâm tư.

Một số doanh nghiệp sản xuất vàng cũng mong muốn NHNN sau này có thể cho phép một số đơn vị có kinh nghiệm sản xuất vàng miếng gia công loại vàng thương hiệu quốc gia dưới sự giám sát chặt chẽ trong trường hợp SJC không thể gia công vàng cung ứng đủ thị trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng sẽ rất khó kiểm soát được đơn vị nhận gia công liệu có sản xuất thêm vàng để tuồn ra thị trường. Và nếu điều này xảy ra cũng khó quy trách nhiệm cho đơn vị nào đã sản xuất vượt hạn mức để bán ra ngoài.

Các DN sản xuất vàng cho rằng các loại vàng miếng trên thị trường đều có chất lượng ngang nhau nên khi NHNN chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia thì việc đổi ngang là điều nên làm. Tuy nhiên, theo bà Quế Chi, việc này cần phải có lộ trình vì nếu người dân ào ạt chuyển vàng từ các thương hiệu khác sang SJC cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của từng đơn vị kinh doanh vàng. “Nếu dùng vàng thương hiệu của mình gia công lại, chuyển qua thương hiệu vàng SJC phải được NHNN cấp phép chứ không phải muốn chuyển là chuyển” - bà Chi nói.

Theo bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - PNJ, dự thảo Nghị định quản lý vàng, NHNN không cho sản xuất một số thương hiệu vàng miếng nhưng chưa cấm lưu thông.

PNJ cũng đang chờ động thái của NHNN, có thể về lâu dài NHNN sẽ có lộ trình cho đổi miếng vàng khác thành vàng SJC hoặc vẫn cho các thương hiệu khác lưu hành vàng miếng của mình đã sản xuất nhưng không sản xuất mới.

Về vấn đề này, TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng, NHNN có thể chọn vàng SJC làm thương hiệu vàng quốc gia vì đó là thương hiệu vàng có uy tín trong nước, nhưng không nhất thiết phải dẹp các thương hiệu vàng khác vì vàng SJC có trở thành vàng thương hiệu quốc gia thì cũng chưa phải là vàng quốc tế, vẫn không giao dịch được trên thị trường quốc tế.

Cần giải pháp căn cơ và đồng bộ
Hiện NHNN vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến về dự thảo nghị định quản lý vàng để đưa ra quyết định cuối cùng nhưng đã làm thị trường vàng xáo trộn.

Theo bà Cao Thị Ngọc Dung, người Việt Nam luôn có thói quen và tâm lý thích cất trữ vàng, do đó muốn ổn định nền kinh tế, chống vàng hóa phải đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng miếng vào quỹ đạo, thống nhất do NHNN quản lý. Tuy nhiên, NHNN phải quản lý luôn khâu nhập khẩu và phân phối kinh doanh vàng miếng. “Nếu NHNN lại giao cho một doanh nghiệp độc quyền thì không nên. Do vậy, cần phải có một tổ chức của Nhà nước quản lý kinh doanh thương hiệu vàng quốc gia, lợi nhuận có được đưa vào quỹ bình ổn thị trường vàng”- bà Dung đề nghị.

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cũng đồng tình cho rằng, việc NHNN chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia để từng bước chuyển thành SBV là hợp lý vì vai trò điều tiết thị trường nằm trong tay Nhà nước, nhằm tránh được hiện tượng đầu cơ, làm giá. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nên sớm thực hiện, vì SJC hiện vẫn là doanh nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu bình ổn thị trường vì doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi nhuận.

Một chuyên gia kinh tế cho rằng dự thảo nghị định hiện nay vẫn chưa có được một giải pháp tổng thể ổn định thị trường vàng. Theo chuyên gia này, việc quản lý vàng nên xây dựng theo hướng căn cơ và đồng bộ hơn thay vì thu hẹp hoạt động kinh doanh vàng của doanh nghiệp.

TS Lê Xuân Nghĩa, cho rằng để bình ổn thị trường vàng phải có biện pháp giải quyết triệt để sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Bên cạnh đó, phải đưa ra được giải pháp huy động được lượng vàng cất giữ trong dân để có thể dùng số vàng đó bình ổn thị trường chứ không phải chỉ là những giải pháp tình thế trong thời gian qua là nhập khẩu vàng.
“Nghị định quản lý vàng được ban hành phải đảm bảo được nguyên tắc tối thiểu, Chính phủ bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp tài sản vàng của dân theo luật dân sự” - TS Lê Xuân Nghĩa nói.

“Đón gió” chính sách
Trong khi dự thảo nghị định đang lấy ý kiến, các nhà đầu tư đã nóng lòng đổi từ các thương hiệu vàng khác sang vàng SJC làm cho một số các thương hiệu vàng trên thị trường giảm giá, chênh lệch khá nhiều so với vàng SJC. Và sau khi Thống đốc NHNN tuyên bố SJC sẽ là thương hiệu vàng quốc gia thì các nhà đầu tư hiện chỉ mua vàng SJC.

Theo thông tin từ Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC, tuần qua, lượng giao dịch vàng đã tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng trở lại đây, trong đó có ngày SJC đã bán đến 20.000 lượng vàng. Trong khi đó, giao dịch vàng ở các công ty khác không đáng kể, sôi động nhất là ngày 25-11, nhưng lượng giao dịch cũng không vượt quá 2.000 lượng.

Theo đại diện Công ty SJC, không chỉ người dân mua vàng để cất giữ mà các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức cũng mua vàng SJC với số lượng lớn. Việc mua vàng với số lượng lớn bất thường này cho thấy một số tổ chức có dấu hiệu mua vàng SJC để đầu cơ “đón gió” chính sách.

Hạnh Nhung
Sài Gòn Giải phóng
Trả lời với trích dẫn


 



Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:55 PM
Sử dụng mã nguồn vBulletin® Phiên bản 3.6.8
© 2007 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên DTNTHB.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam

Liên hệ   Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam         Lưu Trữ  


Footer
vBSkinworks Top