Home UserCP Memberlist Register Calendar FAQ
Home

Trở lại   Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam > THỊ TRƯỜNG VÀNG > Tin Tức Thị Trường - Bình Luận
Tên tài khoản
Mật khẩu
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Bài gửi hôm nay

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 13-12-2012, 10:59 AM
hoanghaicap hoanghaicap đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 15
Mặc định Tổng hợp tin tức thị trường Vàng 23/11

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Quĩ SPDR mua 6.05 tấn vàng

Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 22/11, quĩ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR đã mua vào 6.05 tấn vàng, nâng lượng nắm giữa lên mức 1.297,32 tấn.

Từ đầu tháng đến nay quĩ này đã mua ròng 54 tấn vàng. Trong tháng 10 quĩ này đã mua ròng 11 tấn vàng sau khi đã bán ròng 20.5 tấn trong tháng 9
Dưới đây số liệu chi tiết thay đổi lượng nắm giữ vàng trong thời gian qua của quĩ SPDR:

Ngày : Khối lượng (tấn)
22/11 1.297,32
21/11 1.291,27
18/11 1293,09
17/11 1,289.46
16/11 1,277.36
14/11 1,268.28
10/11 1,268.67
9/11 1,267.15
8/11 1,264.12
7/11 1,255.65
4/11 1,245.06

27/10 1,243.55
25/10 1,244.156
24/10 1,233.56
13/10 1,227.51
10/10 1,227.99
4/10 1,229.51
3/10 1,232.23

29/9 1,231.929
27/9 1,241.918
26/9 1.246,76
20/9 1,252.21
16/9 1,251.90
13/9 1,241.31
9/9 1.241,91
8/9 1,231.41

30/8 1,232.31
26/8 1.230,79
24/8 1.232,31
23/8 1,259.56
22/8 1,284.40
19/8 1.290,76
18/8 1,286.82
17/8 1,271.98
16/8 1,262.89
14/8 1.260,77
11/8 1,272.89
10/8 1,296.518
9/8 1,296.898
8/8 1,309.922
3/8 1,286.297
2/8 1,281.754

29/7 1,263.579
28/7 1,262.974
27/7 1,244.799
22/7 1,241.76
21/7 1,242.67
19/7 1,246.01
18/7 1,249.34
15/7 1.236,01
12/7 1.225,41
8/7 1.205,41
1/7 1.205,85

29/6 1,208.233
17/6 1,209.142
10/6 1.200,959
08/06 1,211.87
07/06 1,212.87
06/06 1,212.87
3/06 1,212.87
02/06 1,212.87
1/6 1,212.866
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 13-12-2012, 10:59 AM
thanhtinctm thanhtinctm đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 35
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU), ngày 21/11 cho rằng triển vọng của vàng trong năm 2012 vẫn tích cực và tiếp tục thu hút giới đầu tư.

Trong năm 2011, có những thời điểm các thị trường tài chính coi vàng là nơi trú ẩn an toàn cuối cùng, song cũng có lúc họ coi thứ kim loại quý này như một loại tài sản đầy rủi ro phải bán tháo khi các nguy cơ tài chính tăng lên.
Tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục bất ổn trong năm 2012 do lãi suất vẫn rất thấp ở các nước phát triển và khả năng tiếp tục có các chương trình nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU), ngày 21/11, cho rằng triển vọng của vàng trong năm 2012 vẫn tích cực và tiếp tục thu hút giới đầu tư.

Cách đây không lâu, vàng đã bị cộng đồng khai khoáng coi thường khi họ tập trung vào các nguyên liệu thô công nghiệp như các kim loại cơ bản, than, quặng sắt... để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên mạnh mẽ của Trung Quốc.Trong khi đó vàng chỉ là kim loại được sử dụng hạn chế trong một số ngành công nghiệp và thị trường trang sức đang trong thời kỳ suy thoái ở Mỹ và EU.

Thời kỳ vàng được coi là nơi cất trữ giá trị hay là đồng tiền thay thế dường như đã qua. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã làm thay đổi bức tranh này.

Giá vàng đã tăng mạnh trong ba năm qua khi sự chán ghét rủi ro tăng lên. Thậm chí khi giá các nguyên liệu nói chung yếu đi, vàng vẫn giữ giá tương đối tốt.

Kể từ đầu năm 2009, giá vàng biến động hàng ngày, nhưng đã tăng một cách vững chắc cho đến khi bị bán tháo trong tháng 9/2011. Tại thời điểm đó, các thị trường bị rối loạn bởi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, những lo ngại về triển vọng kinh tế của Mỹ và những dấu hiệu chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc.

Mặc dù vậy, việc giá vàng giảm, dù đã phục hồi lại phần nào, trong tháng 9/2011 là một điều ngạc nhiên. Trong phần lớn năm 2011, giá vàng đã được hưởng lợi từ việc các nhà đầu tư nghi ngại về các nguy cơ kinh tế và tài chính.

Những lo ngại tăng lên về sự mất giá của đồng tiền cùng với việc các thị trường chứng khoán suy giảm mạnh đã làm tăng sức hấp dẫn đối với những tài sản vật chất nói chung. Theo khía cạnh này, vàng rất hấp dẫn vì nó rất dễ để cất trữ và vận chuyển.

Dường như việc bán vàng vào cuối quý 3 vừa qua là nhằm đối phó với những căng thẳng ở các nơi khác trong hệ thống tài chính, ví dụ như các nhà đầu tư buộc phải đáp ứng các yêu cầu về lợi nhuận. Hiện thực hóa cũng là một yếu tố vì đến tháng Chín, giá vàng đã tăng gần 40% so với đầu năm 2011 và thị trường dường như đã đến lúc điều chỉnh.

Vàng hiện được mua bán ở quanh 1.690 USD/ounce trong ngày 22/11, so với mức 1.598 USD/ounce ngày 26/9. Các yếu tố nền tảng của vàng vẫn tương đối tốt.

Trong thực tế, khi lợi nhuận của đầu tư vào vàng tăng lên, người ta dễ quên đi rằng một phần lớn của nhu cầu vàng là đến từ thị trường trang sức. Năm 2004, đồ trang sức chiếm 74% nhu cầu về vàng, nhưng đã giảm xuống mức 50% vào năm 2010 do sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với vàng tăng lên.

Theo số liệu mới nhất của Hội đồng vàng thế giới, trong quý 3/2011, nhu cầu trang sức đã tăng 6% so với cùng kỳ năm trước về khối lượng, dù giá vàng đứng ở mức cao kỷ lục.

Nhu cầu tiêu thụ vàng tăng đặc biệt mạnh ở Trung Quốc, tăng 12,6%, ở Nga tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhu cầu vàng của Ấn Độ, thị trường trang sức bằng vàng lớn nhất thế giới, lại giảm mạnh trong quý 3, song đây là thời điểm trước mùa lễ hội và cưới vào cuối năm. Giá cao cùng với việc đồng rupee yếu đi cũng góp phần hạn chế tiêu thụ vàng ở Ấn Độ.

Bên cạnh đó, sau khởi đầu yếu, dòng vốn chảy vào các Quỹ giao dịch vàng (ETF) đã tăng dần lên trong năm 2011. Theo số liệu mới nhất có sẵn, trong chín tháng đầu năm 2011, dòng đầu tư, không tính các ETF, đã tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhu cầu đặc biệt mạnh đối với vàng thỏi.

Số liệu này nhìn chung chưa phản ảnh được đợt bán tháo cuối tháng Chín, nhưng cũng đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu đầu tư vàng đã phục hồi trong tháng 10.

Quý 4 là mùa có nhu cầu vàng lớn và sự điều chỉnh giá gần đấy có thể kích thích việc mua trang sức, đặc biệt ở các thị trường như Ấn Độ và Trung Đông. Hơn nữa, dự báo nhu cầu đầu tư vàng, nhất là ở châu Á, sẽ tiếp tục cao để hỗ trợ cho giá vàng trong những tháng còn lại của năm 2011 và năm 2012 do lãi suất thực ở các khu vực này vẫn âm và tình hình kinh tế không ổn định.

Cũng như ở thị trường trang sức, việc giá vàng điều chỉnh gần đây cũng có thể là "cơ hội mua" cho các nhà đầu tư vàng. Do đó, EIU dự báo giá vàng trung bình trong quý 4/2011 sẽ là 1.735 USD/ounce.

Sự bất ổn về kinh tế sẽ tiếp tục hỗ trợ đưa giá vàng trung bình trong năm 2012 lên mức 1.800 USD/ounce, nhưng giá vàng sẽ giảm trong nửa cuối của năm 2012 do các nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến việc hiện thực hóa lợi nhuận và triển vọng bình thường trở lại các chính sách tiền tệ trên toàn cầu từ năm 2013.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 13-12-2012, 10:59 AM
thao thao đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 57
Mặc định

Giá vàng đã tăng mạnh trở lại vùng 1.700 USD/oz, lấy lại phần nào những điểm đã mất trong ngày hôm trước nhờ lực mua nhằm tất toán trạng thái đối với các hợp đồng giao sau. Tuy nhiên các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy giá đang chịu áp lực yếu đi.

Đồng USD quay đầu giảm giá khiến vàng có sự phục hồi đôi chút trong giờ giao dịch Châu Âu, mở cửa giờ giao dịch New york tại mức giá 1690 USD/oz. Vàng có phiên giao dịch trồi sụt lên xuống. Giá giảm nhẹ đầu giờ xuống mức 1686.5 USD và quay đầu tăng trở lại mức cao nhất trong phiên 1705.25 trước khi đóng cửa giảm về mức 1701 USD/oz.

Trên sàn Comex, vàng giao tháng 12 đóng cửa tăng 23,8 USD lên 1.702,4 USD/oz.

Sự phục hồi của vàng trong phiên hôm qua được hỗ trợ bởi lực mua mạnh của nhà đầu tư để tất toán trạng thái các hợp đồng đáo hạn vào tháng 12. Bên cạnh đó, việc giá vàng giảm tới hơn 2,5% trong phiên trước đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư bắt đáy (baigain hunting) nhằm kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi kỹ thuật.

Trong 5 phiên vừa qua, vàng đã giảm mạnh 5% trước những lo ngại về nợ công toàn cầu. Trong ngày thứ Hai, giá đã giảm mạnh 2.5% bởi những lo ngại nợ công châu Âu và áp lực đến từ việc Mỹ không thể thống nhất kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách

Jesper Dannesboe, nhà phân tích hàng hoá thuộc Societe Generale nhận xét “Tôi không tin tưởng vào khả năng vàng tăng trong ngắn hạn bởi có qua nhiều rủi ro trên thị trường”.

Bất chấp việc vàng phục hồi trong ngày hôm qua, nhưng áp lực đi xuống vẫn tồn tại bởi giá vẫn đứng dưới mức trung bình 100 ngày (MA100)– một yếu tố kỹ thuật được giới đầu tư thường sử dụng để xác định hướng đi của vàng.

Jonathan Jossen, một thương nhân giao dịch trên sàn Comex thì cho rằng, đồ thị kỹ thuật đang rất xấu và giá cần phải giữ được mức hỗ trợ 1.693 – 1.695 USD nếu không muốn rớt mạnh.

Mức hỗ trợ mạnh kế tiếp của vàng sẽ là mức 1595 USD – đây là mức của đươgnf trung bình MA 200 ngày

Trong phiên giao dịch hôm qua, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã mua vào 6,05 tấn vàng, nâng mức nắm giữ lên 1.297,32 tấn vàng
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 13-12-2012, 10:59 AM
thanhquy thanhquy đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 61
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đạt Chí, độc quyền về kinh doanh là không được, nhưng nên có một đầu mối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước đứng ra sản xuất vàng miếng.

DN muốn nhiều mối để "đỡ độc quyền"
Tín hiệu phát đi từ Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) về việc các loại vàng miếng đã được NHNN cho phép sản xuất và lưu thông trong thời gian trước đây vẫn tiếp tục được lưu thông sau khi Nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực thi hành được đánh giá sẽ giúp ổn định tâm lý thị trường.

Trước thông tin này, ông Vũ Minh Châu - Tổng giám đốc Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu đánh giá, đây là thông tin tốt giúp cho thị trường bình ổn và tâm lý người tiêu dùng không còn hoang mang như thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, theo dự thảo quy định, để sản xuất vàng miếng doanh nghiệp phải có vốn điều lệ 500 tỷ đồng trở lên, chiếm 25% thi phần trong 3 năm gần đây… ông Châu cho rằng, theo tiêu chí đó chỉ có SJC mới đáp ứng được các tiêu chuẩn.

Ông Châu đánh giá: “Điều này có thể gây ra tình trạng độc quyền và ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, vì họ không có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, nên có 2-3 đơn vị cùng tham gia sản xuất vàng miếng để tạo sự cạnh tranh lành mạnh”.

Cùng quan điểm với ông Châu, ông Nguyễn Công Danh – Giám đốc công ty cổ phần vàng Châu Á cho hay: Việc quy định như dự thảo về sản xuất vàng miếng sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền.

Có lúc SJC không cung cấp đủ cho toàn bộ thị trường dẫn đến có thời điểm giá sẽ bị đội lên. Vì chỉ có 1 doanh nghiệp như thế, thời điểm giá vàng lên cao thì phải nhập khẩu, lượng vàng của nhà sản xuất đưa ra thị trường ít hơn, nên giá sẽ bị đội lên.

Ngoài ra, nếu chỉ có SJC sản xuất vàng miếng, thì đơn vị này có quyền định giá".

Ông Danh đánh giá, tiêu chuẩn về sản xuất vàng miếng như vậy là quá cao và quá khắt khe trong thời điểm hiện nay.

"Có 1-2 doanh nghiệp có thể đạt được mức tiêu chuẩn tương đương, nhưng thị phần không đạt được SJC. Nếu quy định như dự thảo thì đã vô tình loại bỏ các doanh nghiệp này ra khỏi thị trường. Nên có từ 2 - 3 doanh nghiệp tham gia sản xuất vàng miếng để tạo được cạnh tranh”, ông Danh nói thêm.

Lý giải về giá vàng miếng của một số thương hiệu trong nước thấp hơn giá vàng SJC, ông Danh cho rằng, đó là do yếu tố tâm lý của người tiêu dùng. Bởi một số người tiêu dùng lo ngại vàng miếng của thương hiệu không đủ tiêu chuẩn để sản xuất như Nghị định sẽ không được lưu thông, dẫn đến việc bán ra để thu tiền và quay sang mua vàng SJC.
Môt thực tế là nếu dự thảo được thông qua thì các doanh nghiệp đang sản xuất vàng miếng không đáp ứng được tiêu chuẩn sẽ gặp không ít khó khăn.

Ông Vũ Minh Châu chỉ rõ: “Việc đầu tiên là các doanh nghiệp đó phải giải quyết số vàng tồn đọng. Hệ thống thiết bị đầu tư hàng triệu USD, lực lượng lao động trong hệ thống phân phối lên đến hàng chục ngàn lao động không thể tham gia sản xuất. Cụ thể như Bảo Tín Minh Châu, doanh thu của vàng miếng Rồng Thăng Long chiếm trên dưới 50% từng thời điểm, như vậy nếu dự thảo có hiệu lực thì chắc chắn ảnh hưởng đến lợi nhuận”.

Đồng ý kiến, ông Danh cũng cho rằng, với các doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền và nhân công sản xuất vàng miếng sẽ là 1 tổn thất lớn nếu ngừng tham gia sản xuất vàng miếng.

Theo thông tin từ công ty VBĐQ Phú Nhuận (PNJ), các thông tin về sản xuất, kinh doanh vàng miếng vẫn là dự thảo, mọi hoạt động kinh doanh vàng miếng của PNJ vẫn diễn ra bình thường.

Theo dự thảo mới được trình lên Chính Phủ, nhiều dự đoán cho rằng chỉ có SJC được sản xuất vàng miếng. Còn việc kinh doanh mua, bán không chỉ có SJC, mà các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sẽ vẫn được tham gia thị trường. Nguồn tin này cũng cho hay, PNJ hoàn toàn có đủ các tiêu chuẩn để kinh doanh vàng miếng.

Vị đại diện PNJ nói: “Đương nhiên trong mỗi giai đoạn khi có 1 sự thay đổi về chính sách, mỗi đơn vị liên quan đều điều chỉnh chiến lược của họ. Tuy nhiên, dự thảo vẫn nằm trên giấy, mọi hoạt động kinh doanh vàng miếng diễn ra bình thường. Khi có những thay đổi thì PNJ sẽ có cam kết để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và doanh nghiệp”.

Độc quyền sản xuất hay đầu mối sản xuất?
Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Lê Đạt Chí cho rằng, theo các tiêu chí về sản xuất vàng miếng được công bố trong dự thảo, thì một số ý kiến nhận định SJC đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản xuất vàng miếng.

"Dự thảo chưa nêu rõ được việc doanh nghiệp được trao quyền sản xuất vàng miếng sẽ chỉ độc quyền sản xuất vàng miếng mang thương hiệu của mình hay sẽ sản xuất cho cả các thương hiệu khác", ông Chí Thẳng thắn chỉ rõ.

Chuyên gia này đưa ra mô hình của một số nước trên thế giới, theo đó, một quốc gia có tổng kho vàng, tất cả vàng miếng lưu trữ trong đó, trực thuộc Ngân hàng Trung ương (NHTW) quản lý. Ngoài ra, NHTW còn quản lý thêm xưởng chế tác vàng, đây là nơi chuyên dập vàng thỏi ra vàng miếng hoặc vàng miếng ra vàng thỏi. Còn các đơn vị kinh doanh còn lại chỉ sản xuất vàng nữ trang, không được sản xuất vàng miếng. Nếu muốn có vàng miếng để bán, thì chính đơn vị kinh doanh phải đặt hàng cho đơn vị chế tác theo hạn ngạch.

Ông Chí đưa ra quan điểm: “Nếu tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng thì được, còn sản xuất vàng miếng nên là một đơn vị duy nhất. Nhưng, đơn vị đó phải trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước để quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Nếu để một đơn vị độc lập sản xuất thì sẽ tạo ra cơ chế nhập nhằng”.

Còn về quan điểm cho rằng thị trường chỉ có vàng trang sức, không còn vàng miếng do lo ngại tiêu tốn ngoại tệ quốc gia, chuyên gia Lê Đạt Chí cho rằng: “Ý kiến này chưa nhìn nhận đầy đủ”.

Ông Chí phân tích: Nắm giữ vàng miếng nhiều có thể dẫn đến phải nhập khẩu vàng, khi nhập khẩu vàng sẽ tiêu tốn nguồn ngoại tệ quốc gia. Tuy nhiên, nước ta cũng có xuất khẩu vàng, đây là kênh để thu được lượng ngoại tệ nhất định. Một thực tế là nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang cho vàng miếng lưu hành.

“Vì vậy, không nên chỉ nhìn vào nguồn ngoại tệ mà quy kết vàng miếng là tội đồ rồi xóa bỏ vàng miếng”, chuyên gia này nhấn mạnh thêm.

Về các tiêu chuẩn để được sản xuất vàng miếng, ông Chí cho rằng, ở nhiều quốc gia trên thế giới có một đơn vị độc quyền sản xuất vàng miếng trực thuộc NHTW, còn ở Việt Nam có nhiều đơn vị cùng sản xuất vàng miếng, dẫn đến bát nháo, lộn xộn.

“Việc Ngân hàng Nhà Nước bước đầu chỉnh đốn sản xuất theo hướng đưa các tiêu chuẩn khắt khe là cần thiết. Một tiêu chuẩn trong đó là thị phần 25%, nhưng nếu hạ xuống 20% hay 15% cũng, thì liệu cũng có mấy doanh nghiệp đạt được, khi mà với tiêu chuẩn thị phần 2% nhiều ý kiến nhận định đó là SJC. Còn các tiêu chuẩn vốn, thuế chỉ là góp phần. Tôi ủng hộ 1 đơn vị sản xuất, nhưng quan trọng là đơn vị sản xuất đó phải thuộc NHNN”, ông Chí nói thêm.

Trong cuộc trao đổi với P/V VTC News, chuyên gia Lê Đạt Chí bày tỏ băn khoăn về việc, liệu NHNN có cho phép tồn tại các thương hiệu hay chỉ là một thương hiệu duy nhất có thể là SJC như một số ý kiến dự đoán?.
Ông Chí cho rằng: “Nếu Ngân hàng Nhà Nước để duy nhất một thương hiệu vàng miếng trên thị trường cũng được. Bởi, lúc đó việc quản lý sẽ dễ dàng hơn”.

Trong khi đó, nhiều người dân đang nắm giữ vàng miếng không phải của thương hiệu SJC đã tỏ ra bình tĩnh hơn trước thông tin các thương hiệu khác vẫn có giá trị sau khi Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực.

Bà Năm Châu (Mỹ Đình - Hà Nội) cho biết: "Tôi thở phào sau khi nhận được thông tin trên. Tất nhiên, tôi vẫn chắc chắn từ trước là Nhà nước vẫn sẽ đảm bảo quyền lợi người dân. Vì không lẽ những miếng vàng chúng tôi đã mua không phải của SJC, mà không được lưu thông thì quá vô lý".

Theo Anh Minh
VTCNews
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 13-12-2012, 10:59 AM
psmvn psmvn đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 63
Mặc định

- Thông tin kinh tế ảm đạm của Mỹ đã làm gia tăng nỗi lo về lạm phát và đẩy kim loại quý lên trên mốc 1,700 USD/oz.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York cộng 23.80 USD/oz (1.4%) lên 1,702.40 USD/oz.

Phạm vi giao dịch của giá vàng trong phiên là từ 1,667.50 - 1,705.60 USD/oz.

Theo chỉ số vàng của Kitco, giá vàng giao ngay tiến 22 USD/oz.

Thị trường kim loại nhận được sự hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng USD khi chỉ số đồng USD - thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền lớn khác - giảm 0.11% xuống 78.27 USD.

Bộ Thương mại Mỹ hạ ước tính tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 từ 2.5% xuống 2%, thấp hơn so với ước tính giữ nguyên ở mức 2.5% của các nhà kinh tế.

Các kim loại khác cũng tăng giá theo vàng, mạnh nhất là giá bạc.

Giá bạc giao tháng 12 vọt 1.84 USD/oz (5.9%) lên 32.95 USD/oz.

Giá đồng giao tháng 12 tăng 3 xu (0.9%) lên 3.33 USD/lb.

Giá bạch kim giao tháng 1 tiến 27.20 USD/oz (1.8%) lên 1,571 USD/oz.

Giá palađi giao tháng 12 cộng 15.35 USD/oz (2.6%) lên 601.15 USD/oz.
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 13-12-2012, 10:59 AM
hoabinh hoabinh đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 68
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các quỹ vàng ETF đã cho thấy sự lạc quan mạnh mẽ đối với vàng trong năm nay do các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh khủng hoảng nợ của châu Âu và các đồng tiền giảm giá.

Các quỹ vàng ETF đã tăng lượng nắm giữ lên 0,4% lên mức 2.324 tấn vào ngày 16 Tháng 11. Tại Ấn Độ, các quỹ vàng ETF tiếp tục tăng mạnh về giá trị do nhà đầu tư tiếp tục gia tăng nhu cầu bất chấp lực mua vật chất đã giảm khá mạnh ở nước này trong quý 3.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội các Quỹ hỗ tương ở Ấn Độ, tổng tài sản của các quỹ vàng ETFs đã tăng từ 30,97 tỷ rupee (tương đương 0,59 tỷ USD) trong năm ngoái đến 90,90 tỷ rupee (tương đương 1,8 tỷ USD) vào ngày 31 tháng 10 năm 2011.
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 13-12-2012, 10:59 AM
ld_garment ld_garment đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 28
Mặc định

Cùng là vàng 9999 nhưng mỗi lượng SJC hôm nay vẫn cao hơn các thương hiệu khác cả triệu đồng khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về chất lượng vàng. Số khác nhìn nhận có thể do lợi thế độc quyền đang chi phối giá.

Nhận xét về tình trạng loạn giá vàng hiện nay, ông Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Tài chính ngân hàng, Đại học kinh tế TP HCM đặt dấu hỏi lớn đến vấn đề chất lượng vàng. Theo ông Chí, từ trước giờ, người dân mua vàng của thương hiệu nào thì đến bán cho doanh nghiệp đó. Vì vậy, vấn đề chất lượng vàng miếng không được quan tâm nhiều.

Tuy nhiên, giả sử thời gian tới nếu trên thị trường chỉ còn duy nhất SJC được sản xuất thì những thương hiệu khác sẽ trở thành hàng "trôi nổi". Khi đó, những ai nắm giữ vàng không phải của SJC mang đi bán ở nơi khác, chẳng may khi kiểm định gặp phải vàng không đủ chất lượng thì sẽ bị thiệt hại lớn.


Cần đảm bảo quyền lợi của người dân đnag nắm giữ vàng không phải của SJC. Ảnh: Lệ Chi
Có thể do những lo lắng này mà người nắm giữ các thương hiệu vàng miếng phi SJC hoang mang và đổ xô đi bán. Trong khi đó, những đơn vị có nguy cơ không được sản xuất vàng miếng nữa thì lại muốn đẩy hết vàng tồn kho đi, buộc họ phải hạ giá thấp xuống nhằm tăng lực cầu và giảm lực cung.

"Do đó, nếu thực sự giá rẻ là do liên quan đến chất lượng của vàng miếng thì cơ quan chức năng nên vào cuộc làm rõ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân nắm giữ vàng phi SJC", ông Chí nói.

Mặt khác, vị chuyên gia này cho rằng, trường hợp các thương hiệu vàng như Bảo Tín Minh Châu, AAA… tất cả đều đảm bảo đúng chất lượng, thì cần xem xét lại cơ chế giá của thương hiệu nào là hợp lý và đơn vị nào đang niêm yết giá bất hợp lý.

Thực tế, tính đến 9h sáng 22/11, giá vàng thế giới đang dao động quanh mức 1.684 USD một ounce. Nếu căn cứ theo tỷ giá đôla chợ đen 21.400 đồng, mỗi lượng vàng quy đổi chỉ tương đương với 43,44 triệu đồng (nếu cộng các loại phí là khoảng 43,60 triệu đồng).

Như vậy, giá vàng AAA của Agribank và Vàng Rồng Thăng Long vẫn cao hơn giá thế giới quy đổi khoảng 700.000 đồng đến 1,1 triệu (44,25-44,50 triệu đồng). Trong khi đó, giá vàng SJC đắt hơn thế giới tới 1,76-1,96 triệu đồng (45,60-45,80 triệu đồng mua vào-bán ra).

"Thực tế này cho thấy giá Vàng Rồng Thăng Long và AAA hợp lý hơn, trong khi giá của SJC quá cao, vượt xa so với kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước rằng chênh lệch giữa vàng nội và ngoại chỉ nên 400.000 đồng", ông Chí nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty vàng Việt Nam (VGB) chia sẻ, chính thông tin của dự thảo về việc trong tương lai có thể chỉ còn mỗi SJC được sản xuất vàng miếng ( tạo ra "lợi thế độc quyền") nên người dân không còn mặn mà với việc giữ các thương hiệu vàng miếng khác và chỉ hướng vào SJC.

"Do đó, thị trường tạo ra lực cầu SJC lớn khiến giá của thương hiệu này neo ở mức cao, còn các thương hiệu khác giảm mạnh do áp lực bán tháo của người dân", ông Hải giải thích.

Ngoài ra, ông này cũng cho rằng, khi người dân không muốn mua vào, trong khi các doanh nghiệp này không thể thu gom rồi nhờ SJC dập lại thành thương hiệu SJC (phí gia công chỉ khoảng 50.000 đồng một lượng) thì giá phải giảm. Vì hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã khống chế hạn mức sản xuất vàng của SJC.

Ông Hải kiến nghị, nếu dự thảo đi vào thực tế, để đảm bảo quyền lợi cho người nắm giữ vàng không phải SJC và tránh xáo trộn thị trường, Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra mua vào (có thể thông qua phát hành trái phiếu vàng) nhằm tránh sự chèn ép giá. Sau đó, dùng nguồn vàng này để bán lại cho SJC hoặc các đơn vị sản xuất vàng trang sức.

Về phía người dân, theo ông Hải, một khi các thông tin chưa rõ ràng thì vàng 9999 của thương hiệu nào cũng như nhau. Do đó, không lý do gì nhà đầu tư phải hoang mang và bán tháo vàng của các thương hiệu phi SJC.

Bản thân đại diện Công ty Vàng Agribank không ngần ngại nói thẳng rằng, cần phải tính toán xem giá vàng của Bảo Tín Minh Châu và AAA bán ra có thấp hơn so với giá vàng quốc tế hay không. Ông này khẳng định, về chất lượng, vàng miếng của các thương hiệu như AAA hay của Bảo Tín Minh Châu cũng là 9999 giống hệt SJC. "Nếu giá vàng bán ra xấp xỉ với giá vàng thế giới, kể cả khi đã tính các loại thuế, thì có nghĩa đơn vị chúng tôi đang bán đúng giá còn SJC bán vàng với mức giá cao", vị này nói.

Trong khi đó, lý giải cho mức giá cao của mình, ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng kinh doanh vàng Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn nhấn mạnh, giá vàng hiện nay của SJC là do cung cầu chi phối, bằng chứng là với mức giá này, SJC vẫn đang được thị trường chấp nhận. Hiện nay vàng miếng SJC chiếm thị phần lớn nhất do uy tín, lâu năm và được lưu thông rộng rãi nhờ hệ thống SJC cùng với hàng ngàn cửa hàng vàng tư nhân trên cả nước.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời



Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:23 AM
Sử dụng mã nguồn vBulletin® Phiên bản 3.6.8
© 2007 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên DTNTHB.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam

Liên hệ   Chợ thông tin giao dịch Vàng Việt Nam         Lưu Trữ  


Footer
vBSkinworks Top