#1
|
|||
|
|||
Tìm hiểu về vàng
Nhu Cầu Và Nguồn Cung Của Vàng Vàng là một một dạng vật chất duy nhất nên không cần quan tâm lắm tới rủi ro niềm tin vì đã là vàng thì đâu phải là khoản nợ của một ai đó phải trả. Do vậy, không có rủi ro về niềm tin. Nó cũng không có tính rủi ro của một loại cổ phiếu thưởng hay một khoản thanh toán phải mua lại như trái phiếu hay các công ty đổ vỡ trong việc kinh doanh như chứng khoán. Cũng như những tài sản giá trị khác, giá Vàng cũng thay đổi theo sự thay đổi giữa cán cân cung cầu. Các sản phẩm Vàng thường liên quan tới các mỏ vàng đã tồn tại, đang khai thác và những mỏ Vàng mới phát hiện. Điều này giải thích tại sao giá Vàng bắt đầu phục hồi từ năm 2001 nhưng nguồn cung sản phẩm từ Vàng vẫn không tăng. Trong khi đó nhu cầu về Vàng lại tăng lên một cách ổn định, đây chính là nhân tố chính trên thị trường Vàng. Điều này đã tạo nên các viễn cảnh tươi sáng về giá trị của kim loại quý này trong những năm qua. Vàng và Rủi Ro Các công cụ tài chính thường chú ý tới ba yếu tố rủi ro chính: · Rủi ro niềm tin: Đó là rủi ro trong trường hợp người vay nợ không trả · Rủi ro trong tính thanh khoản: Tính rủi ro này chính là các tài sản tài chính khi mà người bán không thể bán cũng như người mua tìm mua nhưng không thể mua. · Rủi ro thị trường: Tức là mức rủi ro, giá sẽ rớt manh theo điều kiện thay đổ của thị trường. Vàng là một một dạng vật chất duy nhất nên không cần quan tâm lắm tới rủi ro niềm tin vì đã là vàng thì đâu phải là khoản nợ của một ai đó phải trả. Do vậy, không có rủi ro về niềm tin. Nó cũng không có tính rủi ro của một loại cổ phiếu thưởng hay một khoản thanh toán phải mua lại như trái phiếu hay các công ty đổ vỡ trong việc kinh doanh như chứng khoán. Nó cũng khộng hẳn là một loại tiền tệ. Tuy nhiên, Vàng không thể không bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế của một quốc gia này hay sự xói mòn tăng trưởng kinh tế bởi lạm phát của một quốc gia nọ. Trong cùng một thời điểm, các giao dịch trong 24 giờ có rất nhiều người mua hay bán nó từ các nhà máy sản xuất nữa trang tới các quỹ đầu tư mua cho các nhà máy để sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhà đầu tư theo các hình thức khác như mua tiền Vàng, Vàng thỏi, Vàng trang sức, các hợp đồng tương lai, các hợp đồng quyền lựa chọn, các trao giao dịch trao đổi vốn, chứng quyền và các sản phẩm khác…, điều đó chứng minh tính rủi ro thanh khoản của vàng là rất thấp. Thị trường Vàng là rất chắc chắn và có tính thanh khoản cao như các dẫn chứng thực tế nêu trên thì Vàng có thể được mua bán giao dịch với mức chênh lệch giá mua bán rất thấp và nhanh chóng hơn so với các danh mục đầu tư khác hay thậm chí sẽ là cả những khoản đầu tư mạnh mẽ nhất. Vàng tất nhiện cũng là một thị trường rủi ro, một kinh nghiệm rõ thấy nhất vào năm 1980 khi đó giá Vàng đã giảm rất mạnh, rất nhanh. Hay mới đây thôi, Vàng đã giảm trên 100usd/ngày. Các yếu tố rủi ro có thể ập xuống thị trường, giá Vàng có thể bị tác động bất cứ lúc nào. Rủi ro từ thị trường Vàng cũng rất khác biệt so với rủi do liên quan tới các loại tài sản tài chính khác. Do vậy, đây cũng chính là một nhân tố hấp dẫn khiến cho Vàng luôn có trong các danh mục đầu tư đa dạng. Giả dụ: Một ngân hàng nào đó công bố bán một lượng lớn vàng, khi đó chuyện gì sẽ xảy ra đối với hiệp ước Vàng của các ngân hàng trung ương năm 1999 (The Central Bank Gold Agreement, CBGA 1– 1999 hay còn gọi là the Washington Agreement on Gold- Do 15 tổ chức nắm giữ vàng nhiều nhất thế giới ký kết). Năm 2004 có thêm CBGA2- Được gia hạn thêm từ CBGA1. Các hiệp định này được ký kết nhằm khống chế lượng vàng bán ra một cách ào ạt như đã từng xảy ra vào những năm 80 của thế kỷ trước). Điều này sẽ có những tác động không hay ảnh hưởng tới các khoản lợi nhuận từ chứng khoán ngoài ra còn gây ảnh hưởng không tốt tới giá vàng trong ngắn hạn. Tương tự như các nhân tố rủi ro đến từ trái phiếu và các loại chứng khoán rủi ro của Vàng cũng sẽ được phơi bày. Ngay cả các áp lực liên quan tới sức khỏe của nền kinh tế, của chính phủ và kể cả các tập đoàn trong thời kỳ kinh tế suy giảm, các cổ phiếu liên quan tới vàng cũng không ngoại lệ. Một cách thức đo lường rủi ro thị trường đó là xem xét mức độ biến động, nó cũng dùng để đo lường mức lợi nhuận có thể mất mát trên cổ phiếu hay chỉ số của thị trường. Tính biến đông thất thường của thị trường cao thì tài sản đó thường có mức rủi ro hơn nhiều. Giá Vàng về cơ bản chúng ít biến động hơn so với giá cả của các loại hàng hóa khác. Do gốc rễ chắc chắn và tính thanh khoản của thị trường vàng. Chính điều này có khả năng hỗ trợ to lớn cho các cổ phiếu liên quan tới vàng. Về cơ bản là vàng hoàn toàn không thể bị phá hủy. Giống như các sản phẩm Vàng, các khu mỏ Vàng sẽ luôn tồn tại. Nó cũng gần giống với hình dáng của thị trường. Điều này có nghĩa nếu bất ngờ có nhu cầu thực sự về Vàng, chúng có thể dễ dàng được thảo mãn tại thời điểm đó. Một kết quả tất yếu đó là vàng nói chung thay đổi ít và biến động nhe hơn so với các giao dịch lớn của các cổ phiếu thượng hạng trên thị trường FTSE 100 hay S&P 500. Ngoài ra, khi Vàng trở nên biến động hơn, xu hướng giá sẽ tăng trở lại. Sự đảo ngược thực sự của chứng khoán đã diễn ra khi đó tính biến động tăng lên chính là chỉ dẫn áp lực của thị trường. Vì vậy, giá thay đổi khiến cho Vàng chứa đựng những thông tin khác biệt từ các biến động cao trong thị trường chứng khoán khi đó nó thường có dấu hiệu “sụp đổ hay một thị trường đầy lo lắng”. Cầu Và Cung Sự lôi cuốn và các tính năng của Vàng ngày càng được biết đến rộng rãi, bao gồm cả tính đặc trưng được truyền bá như một kênh đầu tư hữu ích, chính nền móng này tạo ra động lực cung cầu trong thị trường vàng. Nhu Cầu Nhu cầu về vàng phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới từ Đông Nam Á, lục địa Ấn,..tới Trung Đông ước tính chiếm khoảng 70% lượng cầu trên toàn thế giới năm 2005. 53% nhu cầu được cho là từ 5 nước như: Ấn Độ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Trung Quốc. Mỗi thị trường được phân chia theo những nhân tố xã hội kinh tế và văn hóa khác nhau. Sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng và sự thay đổi trong kinh tế - xã hội khiến cho xuất hiên nhiều nhu cầu mới về các sản phẩm vàng. Do kinh tế phát triển đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ khiến cho lớp người giàu (trung lưu tăng lên nhanh chóng –dẫn tới lượng cầu mới về vàng tăng đột biến trong những năm gần đây.). Lượng cầu này xuất phát từ ba nhân tố chính: Trang sức, Đầu Tư và Công Nghiệp. Nhu Cầu Về Trang Sức Nhu cầu về trang sức chắc chắn chiếm khoản ¾ nhu cầu tiêu thụ Vàng. Chỉ trong 12 tháng năm 2006 khối lượng tiêu thụ được ước tính có giá trị khoảng 44 tỷ USD khiến cho nghành trang sức trở thành nghành thụ hàng hóa có giá trị lớn nhất thế giới. Mỹ là thị trường trang sức lớn nhất thế giới. Trong khi đó Ấn Độ lại là một thị trường lớn nhất thế giới về khối lượng mua bán. Ước tính chiếm khoảng 22% tổng cầu trên thế giới năm 2006. Nhu cầu vàng của Ấn Độ được khiến khích bởi đặc tính văn hóa và truyền thống tôn giáo. Điều này không liên quan trực tiếp gì tới xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Nhìn chung nhu cầu trang sức được định hướng bởi khả năng chi trả cũng như mức độ mong muốn của người tiêu dung. Một xu hướng tăng giá ổn đính đã diễn ra trong suốt những thời gian qua, giá tăng một cách từ từ dù có lúc giảm trong một số khoảng thời gian biến động. Giá tăng lên một cách vững chắc làm tăng thêm giá trị của việc sở hữu vàng trang sức. Chính là một phần bản chất trong việc mong muốn sở hữu nó. Mức tiêu thụ vàng trang sức ở các thị trường đang phát triển (mới nổi) đang gia tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây sau một thời kỳ giảm giá kéo dài. Nhiều nước khác, bao gồm cả Trung Quốc vẫn được xem là một thị trường phát triển rất tiềm năng trong tương lai về nhu cầu vàng. Niềm đam mê vàng chính là nguyên nhân sâu xa tạo ra các nhân tố tác động tới các nhóm phụ nữ khác nhau trên thế giới mua vàng trang sức. Những dấu hiệu đó ngụ ý cho thấy viễn cảnh về nhu cầu vàng trang sức là rất lớn. Nhu Cầu Đầu Tư Do nhu cầu phân chia danh mục nhu cầu đầu tư được chuyển sang thị trường tự do. Thật không dễ để có thể đo lường chính xác. Tuy nhiên, không có sai lầm nào trong việc xác định nhu cầu đầu tư vàng đang tăng lên một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Kể từ năm 2003 mức độ đầu tư mạnh mẽ vào vàng đã gia tăng, tốc độ tăng từng năm khoảng 45% giá trị vào cuối năm 2006. Sự phát triển này tăng khoảng 300% so với 5 năm trước. Các khoản đầu tư thuần vào vàng ước tính khoảng 13 tỷ USD trong năm 2006. Kể từ ba năm qua mức đầu tư vào thị trường này đã tăng lên rất mạnh do khủng hoảng tài chánh. Có muôn vàn lý do thúc đẩy người dân cũng như các tổ chức tìm kiếm phương thức đầu tư vào Vàng. Và rõ ràng, viễn cảnh tăng giá đã xảy ra. Được nâng đỡ bởi những nhu cầu về kim loại quý này sẽ tăng mạnh, sẽ tiếp tục vượt xa khả năng cung cấp do đó cho thấy một lý do căn bản chắc chắn để đầu tư. Những nhân tố khác cũng dẫn tới nhu cầu đầu tư tăng lên từ một sợi dây chung đã được xác định: Tất cả gốc rễ của những vấn đề đó chính là khả năng của Vàng có thể bảo vệ chống lại sự không chắc chắn, không ổn định và phòng tránh rủi ro hiệu quả. Đầu tư vào Vàng có rất nhiều cách thức. một số nhà đầu tư có thể lựa chọn kết nối hai hay nhiều phương thức để có sự linh hoạt, đa dạng. Sự phân biệt giữa mua Vàng vật chất và lợi ích từ hướng dịch chuyển của giá Vàng là thường không rõ ràng, đặc biệt kể từ khi có thể đầu tư vào Vàng thỏi mà hoàn toàn không có sự giao nhận Vàng vật chất. Sự gia tăng trong nhu cầu đầu tư đã phản ánh tương ứng với sự phát triển trong nhiều phương thức đầu tư. Ngày nay có nhiều phương thức đầu tư đa dạng thích hợp cho cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức. Có 6 phương thức chính để đầu tư vào Vàng : 1. Mua bán các loại tiền xu hay vàng thỏi 2. Giao dịch Vàng thông qua các hợp đồng quyền lựa chọn, tương lai, chứng quyền… 3. Tài khoản Vàng (FX – mức giá được kết nối từ ngân hàng nắm giữ Vàng thỏi) 4. Giấy chứng nhận (từ Fed, Đức, Thụy Sỹ, Úc) 5. Quỹ vàng Đông Phương (đầu tư vào cổ phiếu của các công ty khai khoáng vàng) 6. Các sản phẩm cấu trúc cơ bản (một dạng hợp đồng giao trước –forward, có bảo đảm gần giống với hợp đồng tương lai-future) Nhu Cầu Về Công Nghiệp Công nghiệp và nha khoa sử dụng một khối lượng ước tính khoảng 12% trong tổng nhu cầu thị trường, (nhu cầu tiêu thụ trung bình hàng năm khoảng 400 tấn từ 2002-2006). Chính tính năng chịu nhiệt, tính dẫn điện cao và khả năng chống mòn của Vàng khiến hơn nửa nhu cầu công nghiệp tăng lên khi sử dụng nó trong các thiết bị điện tử. Công dụng của vàng cũng được sử dụng trong y khoa, có cả những câu chuyện huyền thoại về Vàng kéo dài cho tới tận ngày nay. Có rất nhiều công thức dược phẩm sử dụng nó trong những liêu pháp hóa sinh kết hợp. tính năng đề kháng vi khuẩn xâm nhập, làm đẹp…và nhiều thuộc tính khác nữa. Các nghiên cứu gần đây đã mở ra cho thấy một số lợi ích mới từ Vàng, bao gồm các tính năng như chất xúc tác trong các loại pin năng lượng, tiến trình xử lý, kiểm soát hóa chất ô nhiễm. Một tính năng tiềm năng khác chính là công nghệ nano của vàng trong dạng phân tử, tính năng phủ tráng men và chữa trị ung thư là những điều lý thú trong các nghiên cứu khoa học. Nguồn Cung Mỏ Sản Xuất Vàng Vàng được sản xuất từ mỏ trên rất nhiều châu lục ngoại trừ Nam Cực, nơi mà việc khai thác mỏ bị cấm. Phạm vi khai thác từ những mỏ nhỏ xíu cho tới các mỏ khổng lồ. Theo các số liệu gần đây cho thấy có khoảng trên 400 mỏ vàng trên toàn thế giới được phát hiện và khai thác. Ngày nay, sản lượng khai thác vàng đã ổn định và ước tính lượng trung bình hàng năm khoảng 2,550 tấn trong vòng 5 năm trở lại đây. Các mỏ mới đang được phát triển nhằm thay thế các mỏ hiện tại, tuy nhiên, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy tổng sản lượng toàn cầu sẽ tăng lên nhiều. Thời gian để sản xuất vàng là tương đối lâu, với những mỏ vàng mới thường mất 10 năm để khai thác mới có thể thành dòng, điều này có nghĩa sản lượng khai thác có tác động rất chậm khó tương thích và phản ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng của giá Vàng. Những lời hứa khích lệ đưa ra để giữ vững giá Vàng khiến giá tăng trở lại. Kinh nghiệm từ vàng đã cho thấy như vậy trong nửa thập kỷ qua. Do vậy, thật không dễ hay sẽ nhanh chóng gia tăng tăng sản lượng Vàng. Chu Kỳ Quay Vòng -Tái Sinh Dù sao, các mỏ sản xuất vàng tương đối chậm trễ do vậy chu kỳ vàng quay vòng (hay còn gọi là Swap) chắc chắn dễ dàng giao dịch tăng nguồn cung cho các nhu cầu cần thiết nhằm trợ giúp ổn định giá vàng. Ý nghĩa giá trị kinh tế ổn định của Vàng khiến nó thường được phục hồi lại phần lớn sau khi đã sử dụng do khả năng có thể tan chảy, tái phục hồi và tái sử dụng, từ năm 2001 tới 2005 Vàng tái chế đóng góp khoảng 23% nguồn cung hàng năm. Các Ngân Hàng Trung Ương Ngân hàng trung ương và các tổ chức bình ổn quốc tế (như quỹ tiền tệ quốc tế - the International Monetary Fund) gần đây đã nắm giữ 1/5 lượng Vàng như một tài sản dự trữ ước tính (khoảng 31.000 tấn phân bổ trong khoảng 110 tổ chức). Tính trung bình, các chính phủ nắm giữ khoảng 10% lượng vàng dự trữ chính thức, tỷ lệ tương ứng theo từng quốc gia. Mặc dù đã có một số ngân hàng trung ương đã tăng lượng dự trữ vàng trong một thập kỷ qua, khu vực này cũng đã như là những người bán bán ra từ năm 1989, phân bổ trung bình 562 tấn vàng vào nguồn cung hàng năm từ năm 2001 tới 2005. Từ năm 1999 các tổ chức buôn bán vàng đã ký hiệp định – được gọi là hiệp ước vàng của các ngân hàng trung ương – Central Bank Gold Agreement/CBGA (hiệp ước này được ký kết bởi 15 tổ chức nắm giữ vàng lớn nhất thế giới). Mức tối đa các tổ chức này công bố bán chỉ 319 tấn trong năm 2006 ít hơn phân nửa 659 tấn, mức kỷ lục năm 2005. Trong thời gian tới dự kiến sẽ bán thêm khoảng 400 tấn…. Sản Xuất Vàng Tiến trình sản xuất vàng có thể chia làm 6 giai đoạn chính: 1. Tìm kiếm quặng thô 2. Khai thác quặng thô 3. Chuyển quặng ra khỏi mỏ và Nghiền nát quặng thô 4. Chuyển quặng thô tới nhà máy xử lý 5. Gia công 6. Tinh chế Tiến trình gia công cơ bản đều diễn ra từ mỏ nằm trong lòng đất cho tới mỏ lộ thiên. Nhà máy luyện kim Vàng của thế giới thường nằm gần các khu trung tâm chính của mỏ Vàng hay ở các trung tâm gia công kim loại quý nằm rải rác khắp thế giới. Trữ lượng vàng lớn nhất là nhà máy luyện tinh Rand ở Germinston, Nam Phi. Sản lượng khai thác lớn nhất thế giới là nhà máy tinh luyện Johnson Matthey ở Salt Lake City, Mỹ. Dĩ nhiên là mua Vàng, sau đó bán Vàng ra thị trường, các nhà máy tinh chế này sẽ được nhận phí từ các chủ mỏ. Sau khi tinh chế Vàng thành vàng thỏi (có độ tinh khiết 99,5% hoặc cao hơn), các thỏi Vàng này sẽ được bán cho những người buôn Vàng, những người này sau đó sẽ bán lại cho các nhà máy sản suất nữ trang hay những nhà đầu tư. Vai trò của thị trường Vàng thỏi chính là trung tâm của chu kỳ cung cầu. Đây chính là người trung gian đóng vai trò hai mặt hợp đồng giữa chủ mỏ và những nhà sản xuất, tạo dòng chảy dễ dàng kết nối tự do giữa kim loại này với cơ cấu nòng cốt của thị trường tự do. Vàng và Lạm Phát Giá trị như Vàng là một thuật ngữ chỉ chất lượng hàng hóa và dịch vụ có thể mua, đã duy trì một sự ổn định trong nhiều năm. Vào năm 1900 giá Vàng có mức giá là $20,67/oz ngang bằng mức $503/oz quy đổi theo giá hiện tại. Cách đây hai năm, năm 2006 giá trung bình thực tế là $524. Vì vậy, giá trị thực tế của vàng thay đổi rất ít qua hàng thế kỷ, đặc điểm chung là có thể sự thay đổi rất ít cùng với sư lặp lại các sự kiện khủng hoảng địa chính trị. Nhưng mặt khác sức mua của nhiều loại tiền tệ khác lại giảm rất nhiều. Đầu tư Vàng có thể cho thấy một sự phát triển thực sự bởi các ngiên cứu về Vàng cho thấy danh tiếng tốt đẹp của Vàng trong lịch sử như là một sự bảo vệ sự giàu có chống lại sự tàn phá của lạm phát. Chu kỳ thị trường có thể tăng hay giảm nhưng các nghiên cứu rộng rãi từ một loạt nhà kinh tế cho thấy rõ về dài hạn, trong cả hai thời kỳ lạm phát cũng như giảm phát Vàng vẫn tiếp duy trì sức mua bán mạnh mẽ. Trong các hoạt động đầu tư ngắn hạn, kinh nghiệm cho thấy Vàng có thể đi rất xa khỏi giá trị của nó để bảo vệ chính nó trong cuộc chiến lạm phát. Và niềm vui thú chính là một sự tăng giá ổn định như trong trường hợp hiện tại có thể cho thấy những cơ hội tốt về những khoản lợi tức ấn tượng. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
|
|